× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Chủng ngừa và các loại vaccine cần thiết cho mẹ và bé ( Phần 1)

Chủng ngừa và các loại vaccine cần thiết cho mẹ và bé ( Phần 1)
Chủng ngừa được xem là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của khoa học nói chung và y học nói riêng bởi nó đã giúp phòng ngừa hay loại trừ một số bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng hay bệnh lý để lại di chứng nghiêm trọng cho trẻ.
​Chủng ngừa được xem là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của khoa học nói chung và y học nói riêng bởi nó đã giúp phòng ngừa hay loại trừ một số bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng hay bệnh lý để lại di chứng nghiêm trọng cho trẻ. Chủng ngừa được xem là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất hiện nay để chúng ta sống khỏe. Ngay từ những giờ đầu tiên sau khi sinh, bé sơ sinh đã được chích ngừa những mũi đầu tiên, thế nhưng không phải cha mẹ nào cũng được trang bị những kiến thức đúng đắn về chủng ngừa, thậm chí có rất nhiều phụ huynh còn có những hiểu lầm dẫn đến việc từ chối ( hay không dám) cho con được chích ngứa đúng và đủ, hậu quả là bé có thể mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng hay bị di chứng suốt đời. Do đó, thông qua bài viết này hi vọng sẽ cung cấp đúng và đủ những kiến thức cơ bản về chủng ngừa, để làm rõ những hiểu lầm không đáng có, và giúp các bậc phụ huynh đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ.

1. Nên chích ngừa Cúm cho mẹ trong thai kỳ

Mọi người đều có thể bị nhiễm cúm. Trong đó, một số người dễ bị biết chứng nặng của cúm như viêm phổi hay thậm chí tử vong bao gồm: trẻ em, người già trên 65 tuổi, người bị các bệnh mãn tính ( hen suyễn, tiều đường) và phụ nữ mang thai. Hiện tại ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những hiểu lầm về việc chích ngừa cúm đối với phụ nữ mang thai và thậm chí khi bà mẹ mang thai đến một cơ sở y tến lớn chuyên về chích ngừa tại TP Hồ Chí Minh, họ được tư vấn là “ Không được chích ngừa cúm trong thai kỳ”. Tuy nhiên, đây  là một lời khuyên đi ngược lại khuyến cáo của y học thế giới.

Phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi trong cơ thể để thích nghi với việc mang trong mình một “ sinh vật lạ”. Bào thai được xem như một “tạng ghép” ấy trong người cho đến khi đủ thời ngày tháng để ra đời. Bên cạnh đó, tim và phổi của mẹ cũng thay đổi để thích nghi với việc nuôi bào thai, vì thế, nếu như mẹ bị một sốt bệnh nhiễm khuẩn nào đó ( như cúm hay trái rạ), họ sẽ có nguy cơ bị biến chứng rất nặng của bệnh đó.  Ví dụ như mẹ viên phổi nặng và có nguy cơ tử vong. Ngoài ra, cho dù mẹ có thể hồi phục được thì bào thai có nguy cơ bị tổn thương hoặc sinh non. Thực tế là trong đại dịch cúm toàn cầu H1N1 vào năm 2009, đa số những ca tử vong ở Việt Nam đều là phụ nữ mang thai.
Việc chích ngừa cúm ở phụ nữ mang thai không những an toàn mà còn có lợi về nhiều mặt. Nó giúp ngừa cúm và các biến chứng nặng của cúm ở bà mẹ mang thai. Nó giúp ngừa cúm và các biến chứng nặng của cúm ở bà mẹ mang thai. Nó giúp ngừa những vấn đề có thể xảy ra trong thai kỳ như sảy thai, sinh non hy con sinh nhẹ cân và cũng giúp ngừa được cúm ở trẻ nhũ nhi, đặc biệt à trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Điều này là nhờ kháng thể mẹ tạo ra sau khi chích cúm sẽ được truyền cho trẻ qua nhau thai, trước khi trẻ được tiêm mũi cúm đầu tiên lúc 6 tháng tuổi.



Một số nghiên cứu cho thấy em bé sinh ra từ người mẹ có chích ngừa cúm trong thai kỳ sẽ giảm nguy cơ bị cúm và nhập viện do cúm trong mùa đầu tiên trong đời của trẻ. Vaccine cúm dạng chích ( vaccine chết- hay còn gọi là vaccine bất hoạt) đã được sử dụng cho hàng triệu phụ nữ mang thai qua nhiều năm và chưa ghi nhận gây hại gì cho bà  mẹ và thai nhi. Ở  phụ nữ mang thai, không sử dụng các vaccine sống giảm động lực như sởi, quai bị, rubella, trái ra hay vaccine cúm dạng xịt mũi. Hiện nay ở Việt nam hầu như chỉ có loại vaccine cúm dạng chích chứ chưa thấy sử dụng vaccime cúm dạng xịt mũi.

Tương tự như vậy, hiện nay vaccine ho gà cũng được khuyến cáo chích cho mẹ đang mang thai vì có nhiều bằng chứng cho thấy em bé của người mẹ đã được chích ngừa ho gà ít có nguy cơ bị mắc ho gà hơn em bé mà mẹ chưa được chích ho gà. Bệnh ho gà nguy hiểm nhất khi xảy ra ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhũ nhi. Do đó, khi mang thai, nếu người mẹ chưa được chích cúm, ho gà thì nên đến các trung tâm chủng ngừa và đề nghị được chích phòng.

2. Nên chích ngừa cho trẻ sau sinh

Bên cạnh những hiểu nhầm về chích ngừa ở mẹ, chích ngừa ở trẻ sau sinh  cũng tồn tại rất nhiều hiểu lầm khác. Nhiều phụ huynh vẫn thường hay thắc mắc nhiều vấn đề về chích ngừa ( thậm chí lo lắng đến mức không muốn cho con đi chích ngừa), đặc biệt là về lịch chích ngừa và một số chống chỉ định chưa đúng vể chích ngừa. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết rằng, chích ngừa đúng và đủ là một trong những cách khá hiệu quả để ngừa một số bệnh nhiễm trùng, ngoài một số biện pháp tương đối đơn giản và hiệu quả khác như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay nước sát khuẩn nhanh và che miệng khi ho hay hắt hơi.



Ngay từ ngày đầu tiên ra đời, trẻ đã có “ cơ hội “ tiếp xúc với rất nhiều kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể người. Kháng nguyên là những chất lạ xâm nhập vào cơ thể và có khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra những kháng thể chống lại chúng. Ước lượng trung bình mỗi ngày trẻ sẽ tiếp xúc khoảng 20-40 kháng nguyên xâm nhập vào người qua các “ cửa ngõ” của cơ thể như mắt, mũi , miệng. Trong đó. Những kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể trẻ nhiều nhất là những siêu vi , vi khuẩn, ngoài ra, còn có các chất đạm trong sữa hay thức ăn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa chào đời, trẻ thường ít khi bị những bệnh nhiễm trùng nặng bởi trẻ đã được bảo vệ bởi những kháng thể nhận từ mẹ trong giai đoạn bào thai. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhiễm khuẩn mà mẹ chưa có kháng thể chống lại ( do chưa từng bị những bệnh này hoặc đã từng bị bệnh nhưng đã hết kháng thể chống lại bệnh), hoặc mẹ có kháng thể đó nhưng không thể truyền sang cho trẻ trong giai đoạn bào thai, mà những bệnh này có thể gây bệnh rất nặng cho trẻ, do đó, trẻ cần được chủng ngừa sớm ngay sau sinh.
Ví dụ: Nếu trẻ bị nhiễm siêu vi viêm gan B từ sơ sinh ( nhiều nhất là từ mẹ lây trong lúc sinh ) thì 90% trẻ bị nhiễm sẽ mang siêu vi viêm gan B suốt đời. Chỉ có khoảng 10 % trẻ tự khỏi và sau này khi lớn lên, trẻ có thể bị xơ gan hay ung thư gan. Vì vậy, trẻ sơ sinh nên được chích ngừa viêm gan B từ rất sớm sau sinh.

3. Chích ngừa sớm KHÔNG gây nguy hại cho trẻ

Nhiều cha mẹ lo sợ rằng, trẻ còn nhỏ quá và chích ngừa sớm quá thì trẻ không chịu nổi. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, cho dùng trẻ có chích ngừa hay không, trẻ vẫn tiếp xúc với vài chục kháng nguyên mỗi ngày. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ đủ sức đáp ứng để tạo kháng thể đối với sự xâm nhập của 10000 kháng nguyên cùng lúc ngay từ lúc mới ra đời. Thông thường, nếu trẻ cân nặng từ 2 kg trở lên thì có thể chích ngừa được ( ít nhất là chích ngừa viêm gan B ngay lúc sinh). Nếu như trẻ sơ sinh nhẹ hơn 2kg nhưng cần bắt buộc chích ngừa ngay ( trong trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B) thì trẻ vẫn có thể chích ngừa được

Khoảng cách tối thiểu giữa các mũi vaccine.
Thực tế, đa số các lịch chích ngừa đều tương tự nhau và chỉ có một số khác biệt nho nhỏ. Vấn đề là cha mẹ chỉ cần nắm được một số nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất là biết thời điểm sớm nhất có thể chích ( uống) một loại vaccine nào đó và khoảng cách tối thiểu giữa hai liều cùng loại vaccine.
Ví dụ: vaccine bạch hầu- ho gà – uốn ván ( các loại 5 hay 6 trong 1 chẳng hạn) thì chích liều đầu sớm nhất lúc trẻ được 6 tuần tuổi, liều thứ 2 cách liều đầu tối thiểu 4 tuần.  Do đó, khi đưa trẻ đi khám, nếu trẻ đã được 6 tuần tuổi mà cha mẹ cảm thấy lo lắng thì có thể cho trẻ chích ngừa luôn, không nhất thiết phải đợi đến lúc đủ 2 tháng mới chích như trong lịch chủng ngừa. Mặt khác, vì khoảng cách thời gian tối thiểu giữa 2 liều bạch hầu- ho gà- uốn ván là 4 tuần ( chứ không phải là tốt đa) nên có nơi lịch chích ngừa là 3 tháng liên tiếp nhau, có nơi lịch chích ngừa là 2-4-6 tháng tuổi ( đều bảo đảm hai liều cách nhau tối thiểu 4 tuần lễ).



Cũng dựa trên nguyên tắc khoảng cách và thời gian tối thiểu giữa hai liều vaccine của cùng một loại vaccine, nên dù trẻ đi chích ngừa mũi kế tiếp mà trễ so với hẹn thì cũng chỉ cần chích tiếp những liều còn lại thôi, không cần phải nhắc lại từ mũi đầu tiên nữa.
Ví dụ: Nếu trẻ chích ngừa viêm gan B liều 1 và liều 2 xong, liều 3 thường hay bị mẹ quên ( do thường cách liều đầu vài tháng) hay trẻ bị bệnh gì đó chưa chích được, thì khi nào nhớ ra hay đi khám, trẻ có thể được chích nốt liều 3 cho dù cách liều đầu hay liều 2 cả năm trời mà k cần nhắc lại thừ đầu.

Khoảng cách thời gian tối thiểu cách nhau 4 tuần này chỉ áp dụng đối với:
+Cùng một loại vaccine: ví dụ cùng là vaccine bạch hầu thì mũi 2 cách mũi đầu 4 tuần.
+ Hai loại vaccine sống giảm động lực dạng chích khác nhau mà được chích khác ngày. Hiện nay chỉ có các loại vaccine sống dạng chích là : sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.
Những trường hợp không áp dụng khoảng cách thời gian tối thiểu giữa hai mũi chích:
+ Chích trong cùng một ngày đối với hai hay nhiều loại vaccine sống dạng chích. Ví dụ, trẻ có thể được chích cùng lúc tất cả các mũi sởi- quai bị- rubella và trái rạ.
+ Giữa hai loai vaccine bất hoạt khác nhau hay giữa một vaccine sống dạng chích và một vacine bất hoạt thì không tính khoảng cách tối thiểu 4 tuần.

4. Chích được NHIỀU vaccine cùng lúc

Hiện nay, nhiều trẻ vẫn bị từ chối không cho chích ngừa nhiều mũi cùng một lúc. Điều này cũng là một trong những hiểu lầm của chính y bác sĩ tại các trung tâm chủng ngừa.
Hệ miễn dịch của trẻ có thể tiếp nhận đến 10000 kháng nguyên cùng một lúc, thế nhưng tổng số vaccine trong thực tế hiện nay chưa bao giờ chiếm một phần nhỏ khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ ( chỉ khoảng vài phần ngàn là tối đa). Vì thế, có thể chích cho trẻ bao nhiêu vaccine cùng một lúc đều được miễn thỏa mãn điều kiện tuổi tối thiểu được chích và khoảng cách tối thiểu nêu trên.
Chích nhiều vaccine cùng lúc sẽ giúp cho trẻ được bảo vệ kịp thời đối với nhiều loại bệnh truyền nhiễm có thể ngừa được bằng vaccine, giúp tiết kiệm thời gian đi chích ngừa nhiều lần.

Trên thực tế, ở Mỹ, tại phòng khám, bác sĩ cho tiêm một lúc 5-7 mũi chích ngừa khác nhau. Tất cả các mũi vaccine được xếp lên khay để y tá tiêm lần lượt cho trẻ và các bà mẹ không bao giờ thác mắc vì họ đã quen với việc đó. Do đó, cha mẹ có thể tự tin cho con đi chích ngừa nhiều mũi vaccine cùng lúc mà không cần phải quá lo lắng đến việc con có chịu được hay không. Vì thực tế là trẻ hoàn toàn có thể chịu được.

5. Một số chống chỉ định KHÔNG THỎA ĐÁNG trong chích ngừa.

Một số trẻ khi đi chích ngừa đã bị hoãn lại việc chích ngừa chỉ vì một số lý do không thỏa đáng. Trong thực tế, chỉ có một số rất ít những chóng chỉ định để không chích một loại vaccine nào đó như:
+ Trẻ dị ứng nặng với vaccine ( sốc phản vệ) thì không được chích vaccine đó lần sau.
+ Trẻ bị co giật hay khóc thét liên tục trên ba gờ sau khi chích vaccine ho gà thì cũng k nên chích tiếp ho gà.



Do đó, việc hoãn chích ngừa không chính đáng có thể làm trẻ không được bảo vệ kịp thời đối với bệnh truyền nhiễm có thể ngừa được bằng vaccine và tốn thời gian đi thêm lần khác. Trẻ vẫn có thể chích ngừa được nếu như:
+ Trẻ bị đau, đỏ, sưng dau khi chích bạch hầu – ho gà – uốn ván lần trước.
+ Trẻ bị sốt không quá 40.5 độ C sau khi chích bạch hầu- ho gà – uốn ván ( loại ho gà vô bào) lần trước.
+ Trẻ bị những bệnh nhẹ như ho cảm, tiêu chảy mà không bị sốt.
+ Trẻ đang hồi phục từ những bệnh nhẹ như  ho cảm hay tiêu chảy ( tức là bé bớt sốt, mặc dù vẫn còn ho hay tiêu chảy).
+ Trẻ mới tiếp xúc với một bệnh nhiễm trùng gần đây.
+ Trẻ đang uống kháng sinh.
+ Trẻ đang bú mẹ
+ Trẻ sinh non
+ Trẻ bị những bệnh dị ứng như chàm, mề đay, suyễn, viêm mũi dị ứng…

(Còn nữa)

 



Tin liên quan

Click to call