× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Cùng mẹ chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Cùng mẹ chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ đóng vai trò sâu sắc đối với sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Tuy vậy, thời gian ngủ dài hay ngắn không phải...

1. Những điều mẹ nên biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trong khoảng thời gian từ 0 đến 6 tuần tuổi, giấc ngủ của trẻ sơ sinh không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với  việc  mẹ sẽ rất mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Mẹ sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.
Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn, bé dành nhiều thời gian ngủ ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM), điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh (REM) là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM). Nên trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh rất dễ dàng thức giấc.
Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước.
Trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 giờ suốt đêm. Một số bé đã ngủ được lâu vào ban đêm ngay từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải chờ tới 5 hoặc 6 tháng tuổi.
Các mẹ có thể tham khảo bảng thời gian ngủ phù hợp với độ tuổi của của bé theo từng giai đoạn dưới đây để  điều chỉnh giấc ngủ cho con trẻ cho hợp lý:


























 
 






 

2. Mẹ nên làm thế nào để thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ sơ sinh?
Đa số mọi người vẫn nghĩ là không có cách nào có thể thiết lập thói quen ngủ cho con nhưng trên thực tế đã có những cách để có thể thiết lâp thói quen giúp bé. Dưới đây là một số cách để giúp bé nhanh chìm vào giấc ngủ:

Tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bé mệt

Trong 6 đến 8 tuần đầu tiên, hầu hết các bé không thể thức lâu hơn 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Ngược lại, nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể bé bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.
Mẹ có thể kiểm tra xem bé có dụi mắt, bứt tai hoặc tỏ vẻ bứt rứt hơn bình thường không? Nếu thấy những biểu hiện này, thử đặt bé nằm xuống để bé ngủ. Bản năng sẽ giúp mẹ biết khi nào bé sẵn sàng cho một giấc ngủ trưa.

Bắt đầu dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm

Một số các em bé sơ sinh sẽ luôn thức vào ban đêm khi bố mẹ muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên mẹ sẽ không thể làm được gì nhiều để thay đổi điều này. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm.
Khi bé còn tỉnh vào ban ngày, mẹ nên dành thời gian tương tác với bé nhiều nhất có thể, giữ cho ngôi nhà và căn phòng đầy ánh sáng. Mẹ cũng không cần cố gắng giảm thiểu những âm thanh quen thuộc vào ban ngày. Nếu bé có vẻ buồn ngủ khi đang bú, nhẹ nhàng đánh thức bé dậy. 
Vào ban đêm, nếu bé có thức dậy cũng không nên chơi đùa với bé. Thay vào đó, nên giữ cho ánh sáng, độ ồn ở mức thấp, không nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng ban đêm là để ngủ. 

Xem xét việc tập cho bé một số thói quen vào giờ đi ngủ

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu một thói quen trước khi đi ngủ. Đó có thể là thay đồ ngủ, hát một bài hát ru và cho bé một nụ hôn chúc ngủ ngon.

3. Mẹ nên chọn tư thế ngủ nào tốt cho trẻ sơ sinh

Nằm sấp

Ở các nước phương Tây, các bác sỹ nhi khoa thường khuyên các bậc phụ huynh không nên cho con mình ngủ ở tư thế nằm sấp.
Bởi vì trẻ nằm sấp ngủ có nguy cơ đột tử cao hơn ở tư thế bình thường. Tuy nhiên tư thế ngủ không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên đột tử, nhưng ở một mức độ nào đó nó cũng có liên quan.
Là do ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa có khả năng tự mình nhấc nổi đầu hay tự trở mình cho nên nằm ngủ ở tư thế này rất dễ khiến trẻ bị ngạt thở.
Ngoài ra, tư thế nằm sấp khi ngủ còn khiến cho phần nội tạng của bé bị chèn ép, rất bất lợi cho sự phát triển của bé.

Nằm nghiêng

Nếu như các bậc cha mẹ muốn cho hình dáng đầu của bé tròn thì mẹ có thể thử cho con nằm ngủ ở tư thế nghiêng.
Bình thường thì bé rất khó có thể tự mình nằm nghiêng, bạn có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng bạn nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được.

Nằm ngửa

Tốt nhất là nên để bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, vì tư thế nằm này toàn bộ các phần cơ trên cơ thể bé đều được thả lỏng, áp lực lên nội tạng của bé như tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang là rất ít.
Những em bé có thói quen nằm ngủ ở tư thế ngửa này phần lớn thường bị bẹp đầu. Có rất nhiều các bậc cha mẹ lo sợ con mình bị bẹp đầu nên đã thay đổi thói quen về tư thế ngủ của con.
Các bác sỹ khuyên rằng: Nếu bạn nuốn cải thiện hình dáng đầu cho bé, mẹ có thể bắt đầu dần dần từ tư thế nằm nghiêng cho con. Sau khi đầy tháng, bé lúc này đã có thể đủ sức để quay phần đầu. Thường thì sau khi bé ngủ được 1 tiến thì đầu bé chuyển ra khỏi gối, cho nên các mẹ cần chú ý hơn cho giấc ngủ của bé để tránh hiện tượng đầu bé trượt ra khỏi gối để đảm bảo an toàn cho bé.



Như vậy, qua bài viết này, hi vọng các mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc giấc ngủ cho bé đúng cách, vừa giúp con phát triển toàn diện lại vừa giúp mẹ nuôi con nhàn hơn, tranh thủ nghỉ ngơi hơn khi bé ngủ ngoan.


Tin liên quan

Click to call