× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Giúp bé hình thành trí thông minh cảm xúc ngay từ lúc sơ sinh

Giúp bé hình thành trí thông minh cảm xúc ngay từ lúc sơ sinh
Rất nhiều bậc phụ huynh ngạc nhiên khi nghe nhắc đến các cột mốc cảm xúc trong năm đầu tiên của trẻ. Các bậc cha mẹ thường theo dõi sự xem bé ăn gì, ăn được bao nhiêu, ngủ bao lâu, và đôi khi lo lắng quá mức về những cột mốc đánh dấu trạng thái sinh lý của trẻ....

Hướng dẫn con phát triển cảm xúc một cách lành mạnh cũng quan trọng như dạy ngủ, giám sát việc ăn uống hay như việc thúc đẩy sự phát triển sinh lý và làm phong phú tâm hồn con.

Chúng ta đang nói về tâm trạng và hành vi của con, hay “ trí tuệ cảm xúc”, nếu nói theo thuật ngữ được nhà tâm lý học Dan Goleman sử dụng trong cuốn sách cùng tên của ông năm 1995. Cuốn sách của Goleman đã tóm lược nghiên cứu kéo dài vài thập kỷ, trong suốt khoảng thời gian đó, các nhà khoa học đã khám phá ra được rất nhiều kiểu “ trí thông minh” chứ không chỉ có trí thông minh liên quan tới chuyện học hành. Và rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tất cả các kiểu trí thông minh đó, trí thông minh cảm xúc là quan trọng nhất, là nền tảng tạo nên các khả năng và kỹ năng khác.


Câu hỏi đặt ra là, những em bé mới chỉ được 6 tuần, 4 tháng hay 8 tháng tuổi liệu có quá sớm để tìm hiểu về cảm xúc của con hay không?
Hoàn toàn không. Không có gì là quá sớm. Ngay khi chào đời, con bạn thể hiện cảm xúc bằng tiếng khóc đầu tiên trong phòng hộ sinh. Sự phát triển cảm xúc- đó là cách bé phản ứng với các sự kiện, tâm trạng chung của bé, khả năng tự điều chỉnh và chịu đựng sự khó khăn, mức độ hoạt động của bé, bé phấn khích như thế nào và dễ dàng xoa dịu ra sao, sự hòa đồng của bé, phản ứng của bé trước các tình huống mới - sẽ diễn ra cùng với sự phát triển thể chất và tinh thần.
 
Trẻ sơ sinh cảm nhận như thế nào?
 
Đời sống tình cảm của trẻ, cũng như của chúng ta, được điều chỉnh bởi hệ viền, một phần nhỏ của não còn được biết đến với tên gọi” não cảm xúc”.  Tại thời điểm chào đời, con bạn đã có một khoảng một nửa mạch não cần thiết để bắt đầu trải nghiệm các cảm xúc. Vì hệ viền phát triển từ dưới lên trên, thứ dầu iên hoàn thiện là cấu trúc viền dưới não. Phần dưới não này bao gồm cả hạch hạnh nhân, đóng vai trò như trung tâm hoạt động cảm xúc của con người. Hạch hạnh nhận cảnh báo các bộ phận khác của não rằng có điều gì đó sáng để phản ứng lại. Nói cách khác, nó chịu trách nhiệm tạo ra những phản ứng thô ban đầu- Phảm ứng tự phát “ chiến hay biến’ trong não khiến cho tim đập mạnh khiến Andrenaline được tiết ra. Hệ viền trên sẽ phát triển trong khoảng từ 4-6 tháng, là thời điểm tâm thức nắm bắt được các cảm xúc. Dù não bộ vẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện cho tới tận khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên, nhưng chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những năm tháng đầu đời  giai đoạn cảm xúc của trẻ được hình thành như thế nào.
 
 Giai đoạn dưới 4 tháng
 
Ngay cả khi con bạn còn rất nhỏ, bộ não ban sơ của con cũng đã có quyền kiểm soát. Cảm xúc lúc mới sinh mang tính tự phát và không thể kiểm soát được- chẳng hạn như nhăn mặt để phản ứng lại cơn đau bụng đầy hơi. Nhưng chỉ trong vài tuần, con sẽ cười và bắt chước bạn, đó chính là dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng kết nối phong cách cảm xúc của bạn. Con sẽ khóc để thể hiện sự khó chịu và mệt mỏi, và sẽ cười ê a, ríu rít khi vui hoặc phấn khích. Con sẽ bắt đầu nhìn càng lúc càng lâu hơn, phát triển điệu cười thân thiện, hiểu được mối quan hệ nhân quả đơn giản nhưng cực quan trọng: Nếu con khóc, con sẽ được bế lên. Khi đó, con bắt đầu nhận ra là bằng tiếng khóc và biểu cảm khuôn mặt, con có thể khiến bạn phản ứng lại và đáp ứng các yêu cầu của con. Khi bạn đáp lại con, con học được cách tin tưởng, khi bản mỉm cười và bắt chước con, con học được cách gắn kết.
Hãy nhớ rằng khóc là cách duy nhất thể hiện cảm xúc và nhu cầu của con. Khi con khóc, không có nghĩa bạn là ông bố/ bà mẹ tồi. Điều đó chỉ đơn giản là cách con nói: “con cần sự giúp đỡ vì con còn quá nhỏ để tự làm một mình.” Tiếng khóc, tưởng chừng như rất khó hiểu cho cha mẹ, thường diễn ra căng thẳng nhất trong khoảng từ 6-8 tuần đầu tiên. Nhưng sau khoảng vài tuần, cha mẹ sẽ nhanh chóng phân biệt được tiếng khóc vì đói, vì chán nản, vì mệt mỏi và vì đau. Cha mẹ sẽ thành thạo hơn trong việc đọc hiểu những tín hiệu này nếu biết kết nối cùng với ngôn ngữ cơ thể của con.



Trong một thí nghiệm với trẻ hai và ba ngày tuổi, các nhà khoa học theo dõi phản ứng của trẻ khi được nếm dấm và nước đường. Biểu hiện trên gương mặt trẻ thể hiện rõ ràng cảm giác không thích ( nhăn mũi, chớp mắt, rụt lưỡi) hoặc thích thú ( há to miệng, nhướn mày). Nhưng bằng cách sử dụng thiết bị quét não, các nhà nghiên cứu thấy có rất ít các hoạt động ở vỏ viển, khu vực não thực sự cảm nhận được cảm xúc.
Cha mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi biết rằng con khóc mang tính chất phản xạ nhiều và con sẽ ít nhớ về nguyên nhân thực sự khiến con khóc, hay cảm giác đau.Điều đó không có nghĩa là các bậc phụ huynh để mặc cho trẻ khóc. Chỉ cần bố mẹ phản ứng và lắng nghe tiếng khóc  - “ tiếng nói” của con thì khóc một chút cũng sẽ không để lại hậu quả lâu dài. Bố mẹ có thể cho con dùng núm ti giả vì núm ti giả giúp trẻ tự trấn an và tự thư giản bản thân - một kỹ năng cảm xúc quan trọng. Nhưng nhân tố quan trọng nhất là phản ứng của cha mẹ trước tiếng khóc của con. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cha mẹ hiểu và phản ứng phù hợp đúng với từng kiểu khóc của con, trẻ sẽ nhẹ nhàng chuyển sang kiểu giao tiếp mà các nhà nghiên cứu vẫn gọi là” giao tiếp không tiếng khóc” ( khoảng giữa tuần thứ 12 và tuần thứ 16. Khi đó hầu hết các bé đều đã ổn định hơn và không còn dành nhiều thời gian để khóc nữa. Trẻ cũng dễ đoán biết và vỗ về hơn.)

Từ 4 đến 8 tháng
 
 Khi hệ viền phát triển, bộ não của trẻ sẽ có tiến bộ nhảy vọt. Trẻ sẽ nhận được ra các gương mặt, địa điểm và đồ vật quen thuộc, và sẽ tương tác nhiều hơn với môi trường xung quanh, thậm chí còn thích thú khi có trẻ khác ở cùng. Trẻ sẽ nhận ra được con vật nuôi của gia đình. Tùy thuộc vào tính khí của từng bé, thường thì thời gian này sẽ vui vẻ và tiếng cười lấn át hết thời gian buồn bực và khóc lóc. Bạn có thể thấy con đang bắt đầu cảm nhận và truyền đạt những cảm xúc của bản thân thông qua biểu hiện gương mặt, thông qua những tiếng bi bô, chứ không phải chỉ tiếng khóc nữa.
Lúc này, đời sống tình cảm của con đã phức tạp hơn nhiều. Một số trẻ bắt đầu thể hiện những dấu hiệu ban đầu của việc kiểm soát cảm xúc. Chẳng hạn, lúc con ngủ ngày, con sẽ quấy khóc một chút và sau đó tự nói chuyện một mình, ngậm núm ti giả hoặc ôm ấp móm đồ chơi hay chếc chăn yêu thích cho tới khi tự đưa mình chìm vào giấc ngủ, có nghĩa là bé đã học được cách vồ về bản thân và bình tĩnh lại. Điều này thường sớm xuất hiện ở những em bé có tính điềm đạm, tuy nhiên cũng như những kỹ năng cảm xúc khác, tự vỗ về an ủi, tự trấn an cũng cần phải học. Vì thế, tương tự như việc con cần cha mẹ dắt tay đi những bước đi đầu tiên, để biết và thực hành kỹ năng cảm xúc tự trấn an cực quan trọng này, con cũng cần sự giúp đỡ của người lớn.



Ngay cả khi con bạn chưa có khả năng kiểm soát cảm xúc, thì lúc này việc vỗ về con cũng dễ dàng hơn. Chỉ cần nhìn thấy bạn, nghe thấy tiếng bạn cũng đã đủ làm con bình tĩnh lại. Con có thể khóc vì buồn chán do bị ở một tư thế hoặc ở một chỗ quá lâu, hay thể hiện sự tức giận vì bị tước mất đồ chơi hay khi con bị bế từ chỗ này sang chỗ khác. Với một số trẻ, càng ngày bố mẹ có thể nhìn thấy càng nhiều các dấu hiệu của sự cứng đầu nữa. Trẻ 6 tháng tuổi, con đã có thể la hét và đấm tay vào ngực. Con bắt đầu học cách ‘giả vờ”. Con có thể có những biểu cảm để thu hút sự chú ý của người lớn, theo dõi nét mặt để biết phản ứng của từng người khi nghe thấy tiếng khóc của con, và thậm chí có thể thỏa mãn khi được bế lên.
Con trở nên quảng giao và thể hiện cảm xúc tốt hơn. Con sẽ cho bạn biết sở thích của con về đồ ăn, về các hoạt động và về mọi người. Con sẽ bắt đầu bắt chước không chỉ âm thanh mà còn cả sự biến đổi trong giọng nói của bạn. Con sẽ vặn vẹo nhiều hơn ở những chỗ gò bó, thậm chí còn có thể quấy khóc phán đối khi cảm thấy sắp bị đặt vào xe đẩy hoặc ghế ăn. Con quan tâm hơn tới các bé khác mặc dù con chưa có khả năng chơi cùng bạn. Tùy thuộc vào tính cách, con có thể sợ những em bé hiếu động hơn hoặc sợ người lạ. Bằng cách rúc đầu vào vai bạn ( hoặc khóc), con đang nói cho bạn biết là :” Con không thích nơi này.” Con không chỉ cảm nhận được cảm giác của bản thân mà còn trông chờ cha mẹ đáp lại những cảm giác đó.
 
Từ 8 tháng đến 1 năm
 
Ở lứa tuổi này thì khả năng cảm nhận và hiểu vượt quá khả năng truyền đạt giao tiếp, vì thế nếu quan sát con thật kỹ bạn có thể thấy sự quay vòng của các hoạt động và các mức độ cảm xúc, cả tích cực và tiêu cực cũng bám sát theo sau. Con thực sự hiện hữu và là niềm vui trong gia đình bạn. Bạn có thể gọi con từ xa và con sẽ quay đầu lại như thể muốn nói:” Gì thế ạ?” Con có cảm nhận mới về bản thân. Con có thể thích bạn cầm gương để con có thể cười, vỗ hoặc hôn hình ảnh của chính mình. Con cũng gắn kết chặt chẽ hơn với bạn và những người thân thiết khác; có thể trầm lặng hơn khi ở bên người lạ; rúc đầu vào vai bạn cho tới khi sẵn sàng làm quen.
Con biết sự khác nhau giữa người lớn và trẻ con. Và con là thiên tài bắt chước. Trí nhớ của con cũng rất tốt, vì phàn não hồi hải mã, gần như đã hoàn thiện trong khoảng từ 7 đến 10 tháng. Đáng mừng là con có thể nhớ được nhiều người trong cuộc sống quanh con, và những cuốn sách mà bạn đã đọc cho con nghe.



Hồi hải mã ( hippocampus) hay hồi cá ngựa là một phần của não trước, là một cấu trúc nằm bên trong thùy thái dương. Nó tạo thành một phần của hệ viền và có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian, rất cần thiết cho quá trình học tập. Con người và các loài động vật có vú khác có hai hồi hải mã, mỗi cái ở một bán cầu não.

Đáng buồn là nếu lúc này bạn thay đổi nếp sinh hoạt của con, con sẽ có phản ứng mạnh với bất cứ điều gì mới mẻ. Ngoài ra, một số bé còn cảm thấy bực bội và bất lực vì kỹ năng giao tiếp không phát triển đủ nhanh tương ứng với kỹ năng tinh thần, và do đó con không thể nói ra cho người khác  hiểu những điều con mong muốn. Ở tầm tuổi này, trẻ có thể trở nên hiếu chiến hoặc hay tự làm đau mình ( chẳng hạn như đập đầu). Lúc này, mè nheo cũng trở nên phổ biến và hẳn nhiên đó không phải điểm mà bạn muốn khuyến khích.
Đến cuối năm đầu đời, con đã có một đời sống tình cảm phong phú. Nhưng không phải là sinh ra mà con đã được trang bị các kỹ năng hoàn thiện năng lực cảm xúc như ; khả năng tự xử lí với các khó khăn bất lực hay học cách tự trấn an, học cách chia sẻ với người khác. Những điều này chỉ có được khi cha mẹ chú tâm hướng dẫn trẻ. Một số bậc cha mẹ chờ quá lâu, để đến lúc những thói quen xấu, như chúng thường xuyên ăn vạ, quấy khóc. Số khác, đầu hàng con, một cách vô tình càng dạy con làm điều mà chạ mẹ không mong muốn. Chỉ để đi đường tắt và gặp ít kháng cự nước mắt, cha mẹ chấp nhận một chút ‘ có sao đâu” và thế là kiểu nuôi con tùy tiện ngẫu hứng bắt đầu. Điển hình như trongt rường hợp con không chịu ăn, có một số gia đình đã thỏa hiệp bằng cách cho con sử dụng điện thoại, ipad, bế con đi ăn rong… và những thói quen không tốt này sẽ theo con mãi.



Giúp con bạn phát triển năng lực cảm xúc cũng quan trọng như khuyến khích con tập bò hoặc tập nói. Quả thực, cách người lớn phản ứng với tiếng khóc và những trạng thái cảm xúc khác của con sẽ phần nào tiên lượng được phản ứng và biểu cảm của con khi con lớn hơn. Chờ đến lúc con biết ăn vạ là đã muộn.  Hãy nuôi dậy con theo cách bạn mong ước, ngay từ đầu”. Nói cách khác, ngay từ đầu, đừng để các thói quen xấu của con phát triển. Đây là điều nói dễ hơn làm. Có một số trẻ khó bảo hơn trẻ khác, nhưng tất cả đều có thể hướng dẫn và giáo đục được. Mấu chốt là người lớn hiểu con để có thể điều chỉnh chiến lược theo nhu cầu và tính khí của con.

( Nguồn tham khảo: Đọc vị mọi vấn đề của trẻ - Tracy Hogg)



Tin liên quan

Click to call