× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Khóc dạ đề khác với khóc do bệnh lý như thế nào?

Khóc dạ đề khác với khóc do bệnh lý như thế nào?
Từ xưa tới nay, các bà mẹ trẻ thường mặc định rằng, trẻ sơ sinh khóc đêm (khóc dạ đề) là chuyện “phải sống chung với lũ”. Khi được vài ba tuần, bé sẽ quấy khóc vào một giờ nhất định trong ngày (thường là về đêm) và sau đó vài tiếng mới chịu nín và ngủ.
Từ xưa tới nay, các bà mẹ trẻ thường mặc định rằng, trẻ sơ sinh khóc đêm, khóc dạ đề là chuyện “phải sống chung với lũ”. Khi được vài ba tuần, bé sẽ quấy khóc vào một giờ nhất định trong ngày (thường là về đêm), và sau đó vài tiếng mới chịu nín và ngủ. Hiện tượng này có thể chấm dứt sau vài tuần. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra ở bé ngoài 6 tháng tuổi thì có thể do những nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý trong cơ thể bé. Cha mẹ cần tìm hiểu rõ để tránh những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

KHÓC ĐÊM (KHÓC DẠ ĐỀ) LÀ GÌ?


Khóc dạ đề (colic) ở trẻ hay còn gọi là đau bụng co thắt
 
Theo dân gian: Khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, thường từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5. Bé chơi ngoan ban ngày, quấy khóc ban đêm, trằn trọc, vặn mình, gồng tay chân, thậm chí khóc thét, hét…. Hiện tượng này sẽ hết khi bé ngoài 4 tháng tuổi.

Theo y học hiện đại : Hiện tượng khóc dạ đề hay còn gọi là Colic thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột bởi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh. Một em bé được xác định là khóc dạ đề khi khóc vào một thời điểm nhất định trong ngày, thời gian khóc trên 3h mỗi ngày, trên 3 ngày mỗi tuần và kéo dài trên 1 tuần nhưng không bị sụt cân. Ngoài 4 tháng, nhu động ruột của bé ổn định thì hiện tượng này sẽ tự hết.

Xem thêm: BioGaia đối với trẻ bị khóc dạ đề

KHÓC DẠ ĐỀ KHÁC SO VỚI KHÓC BỆNH LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Như vậy, với khái niệm nêu trên, các bậc phụ huynh đã có thể phân biệt được thế nào là khóc dạ đề. Nhưng nếu trẻ khóc mà kèm theo các biểu hiện sau thì bố mẹ cần lưu ý đến các chứng bệnh liên quan, đặc biệt khi trẻ khóc kéo dài sau 6 tháng tuổi.
 

Ba mẹ đừng nhầm lẫn trẻ khóc dạ đề và khóc do bệnh lý

1. Trẻ bị còi xương

Với các biểu hiện như: Đứa trẻ da xanh, cơ mềm, nhẽo, làm bụng to ra, ngực lép. Trẻ hay ra mồ hôi cũng là một triệu chứng hay gặp, kể cả mùa đông, đặc biệt là mồ hôi vùng đầu, gáy, trẻ ngứa lắc đầu nhiều làm rụng tóc vùng gáy. Ngủ kém, hay giật mình, khi ngủ vặn vẹo, quẫy đạp không yên, dễ bị kích thích, quấy khóc và hay khóc đêm. Do cơ thành bụng yếu nên trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống. Khi mà trẻ lớn hơn hay kêu đau bụng, đau một lúc rồi hết, hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm. Trẻ chậm phát triển vận động, như chậm lẫy, chậm bò, chậm ngồi, đi, đứng rồi chậm cả mọc răng và răng mọc không đều đối với trẻ bình thường thì 6 tháng là mọc răng.

Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm (trước 8h đối với mùa hè, mùa đông muộn hơn có thể đến 10h) để cơ thể  bé có thể tự tổng hợp vitamin D. Nếu mùa hè có thể cởi bớt áo quần cho bé để da bé được trực tiếp tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên. Chế độ ăn cần bổ sung thực phẩm giàu canxi: trứng, cá, cua đồng, tôm, nấm, chuối, táo, …

 2. Trẻ bị lồng ruột

Trẻ có biểu hiện khóc dữ dội, có thể kèm theo nôn, khóc thét, bỏ bú, đi ngoài ra máu, bụng nổi cục… Đối với trường hợp này, cần phải đưa bé đi cấp cứu càng nhanh càng tốt

3. Trẻ bị giun hoặc viêm ruột cấp

Trẻ quấy khóc kèm theo các triệu chứng như đau bụng, khóc thét, khóc không nhanh, không chậm, đều đều, sắc mặt trắng bợt, vã mồ hôi, nôn mửa. Bé không cho sờ vào bụng, nếu mẹ sờ vào bé sẽ khóc to hơn. Khi bé rơi vào tình trạng này mẹ nên cho bé đi kiểm tra và có biện pháp tẩy giun kịp thời cho trẻ.

Bố mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ để có hướng xử lý kịp thời. Nếu ngoài cơn khóc, bé vẫn ăn, ngủ bình thường, thể trạng khỏe mạnh, vui chơi hoạt bát thì bố mẹ không cần phải quá hoảng hốt. Nhưng nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu như đã nêu ở phần trên thì bố mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh.


Tin liên quan

Click to call