× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Hội chứng Colic (khóc dạ đề) – Lời khuyên của bác sĩ

Hội chứng Colic (khóc dạ đề) – Lời khuyên của bác sĩ
Megan Faure là một bác sĩ Nhi khoa nổi tiếng tại Mỹ và Nam Phi. Bà đã có rất nhiều bài viết chuyên môn xuất bản trong các tạp chí và ấn phẩm chuyên ngành được đánh giá cao. Đặc biệt, cuốn Baby Sense của bà được phát hành rộng rãi trên toàn thế giới nhằm chia sẻ với...
Megan Faure là một bác sĩ Nhi khoa nổi tiếng tại Mỹ và Nam Phi. Bà đã có rất nhiều bài viết chuyên môn xuất bản trong các tạp chí và ấn phẩm chuyên ngành được đánh giá cao. Đặc biệt, cuốn Baby Sense của bà được phát hành rộng rãi trên toàn thế giới nhằm chia sẻ với các bà mẹ sắp sinh và sau sinh những kinh nghiệm tuyệt vời trong việc chăm sóc, điều trị bệnh ở trẻ em.
Sau đây là một số lời khuyên của Bác sĩ Megan Faure cho các bà mẹ có con đang bị chứng khóc dạ đề (Colic)
 

Lời khuyên của bác sĩ dành cho trẻ khóc dạ đề (colic)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA KHÓC DẠ ĐỀ (COLIC) Ở TRẺ?

1. Trong thời kỳ mang thai các bà mẹ tránh căng thẳng thần kinh - điều này có liên quan đến việc trẻ có thể mắc Colic hay không.

2. Theo dõi thời gian bé chơi và ngủ. Đối với trẻ sơ sinh, 45 phút đến một giờ là đủ một cữ chơi của bé và sau đó là thời gian để ngủ lại.

3. Đừng quá kích thích bé vào buổi chiều muộn: không cho bé đi chơi, đến các cửa hàng hoặc các cuộc tụ tập sau 16h. Đây là khung giờ bé cần được nghỉ ngơi.

4. Để ý xem bé có dấu hiệu của sự kích thích quá mức, đặc biệt là vào buổi chiều muộn: như các dấu hiệu mút tay, mỏi mắt, ngáp ngủ, … Khi đó bạn có thể bắt đầu xoa dịu bé giúp bé ngủ dễ dàng hơn.

5. Vỗ về bé một cách nhẹ nhàng cũng là một phương pháp tuyệt vời để ngăn ngừa Colic.

6. Quấn, bọc bé bằng tã quấn. Nói chung, trẻ có xu hướng muốn được ôm chặt cho đến 9-14 tuần tuổi. Quấn cho cả ban ngày và ban đêm ngủ. 

KHI BÉ BỊ COLIC, BẠN NÊN LÀM GÌ?


Trẻ hay quấy khóc (khóc dạ đề) ba mẹ có thể vỗ về bé một cách nhẹ nhàng
 
1. Không tắm cho bé trước khi đi ngủ vì có thể bé sẽ bị kích thích quá độ. Thay vào đó, tắm cho bé vào buổi sáng.
2. Giúp bé ợ hơi sau khi ăn.
3. Đặt bé xuống và giúp bé ngủ sau khi ăn bữa tối và sau khi đã ợ hơi.
4. Nếu bé còn quấy khóc, hãy vỗ về trẻ, ôm trẻ vào lòng, thủ thỉ lời yêu thương hoặc hát ru khe khẽ, đong đưa nhè nhẹ.
5. Có thể làm dịu tinh thần của trẻ bằng cách đưa trẻ đi dạo một vòng.
6. Nếu cảm thấy không đủ bình tĩnh và thoải mái, các bà mẹ có thể nhờ người khác trông hộ trẻ. Tuy nhiên, đừng để bé khóc một mình quá 5-10 phút.
 
Một trong những liệu pháp phổ biến mà các bác sĩ Nhi khoa tại Mỹ, Thụy Sĩ, Singapore và các quốc gia Châu Âu khác khuyên dùng hiện nay nhằm ngăn ngừa Hội chứng Colic và giúp giảm thiểu thời gian khóc cho trẻ sơ sinh là bổ sung thêm Probiotics hàng ngày cho trẻ. Tuy nhiên, không phải chủng Probiotics nào cũng làm được việc này. Có rất nhiều chủng Probiotics khác nhau nhưng theo các kết quả nghiên cứu lâm sàng thì chỉ có duy nhất chủng Lactobacillus reuteri DSM 17938 (hay còn gọi là L. reuteri Protectis®), có nguồn gốc tự nhiên từ sữa mẹ, được Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) khuyến cáo trong hỗ trợ phòng và điều trị và chứng Colic ở trẻ sơ sinh.
 

>> Xem thêm: BioGaia đối với trẻ bị khóc dạ đề 

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy L.reuteri Protectis (BioGaia) không chỉ giảm thời gian khóc dạ đề ở trẻ bị đau bụng co thắt mà còn có cả hiệu quả phòng ngừa trên trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Các công dụng dự phòng đã được chứng minh:
 - Giảm 75% tỉ lệ nhiễm khuẩn trên đường tiêu hóa
 - Giảm 65% tỉ lệ nhiễm khuẩn trên đường hô hấp 
 - Giảm 80% tỉ lệ phải can thiệp bằng thuốc
 - Giảm 60% số lần con bị ốm sốt
 - Tiết kiệm chi phí chăm sóc trung bình 104$/trẻ cho gia đình và 130$/trẻ cho xã hội

Công dụng dự phòng được khuyến cáo dùng cho các trẻ mới sinh bởi Giáo sư Hania Szajewska (Tổng Thư Ký Hội Nhi Khoa Châu Âu).


Tin liên quan

Click to call