× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Trẻ bị tiêu chảy – Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bị tiêu chảy – Nguyên nhân và cách điều trị
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng (ba lần hoặc nhiều hơn một ngày). Bệnh thường xảy ra ít nhất một vài lần trong cuộc sống của gần như mọi đứa trẻ. Trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, làm thay đổi cân bằng của nước...
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng (ba lần hoặc nhiều hơn một ngày). Bệnh thường xảy ra ít nhất một vài lần trong cuộc sống của gần như mọi đứa trẻ. Trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, làm thay đổi cân bằng của nước  và điện giải (natri, kali, clorua) trong cơ thể. Nó có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
 
Trẻ bị tiêu chảy – Nguyên nhân và cách điều trị
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng

NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

1. NHIỄM VIRUT

Tiêu chảy ở trẻ em thường có liên quan đến những nguyên nhân nhiễm virut. Nguyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột, do vệ sinh ăn uống kém. Các vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn vi khuẩn có lợi chúng sẽ lấn áp các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy. Tiêu chảy thường mắc nhiều nhất là do nhiễm virut Rotavirus, chiếm đến 40% trường hợp trẻ bị tiêu chảy ở độ tuổi dưới năm. Các loại độc chất như ngộ độc do nấm và thuốc cũng có thể gây tiêu chảy cấp.

Tiêu chảy do nhiễm virus ở trẻ em thường thấy nhất trong những tháng mùa đông ở vùng khí hậu ôn đới. Các triệu chứng của nhiễm siêu vi có thể bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, sốt (nhiệt độ cao hơn 38.0ºC), nhức đầu, đau bụng, ăn không ngon, và đau nhức cơ bắp.

Tiêu chảy do nhiễm virus thường bắt đầu 12 giờ đến 4 ngày sau khi tiếp xúc và giải quyết trong vòng 3-7 ngày. Không có điều trị đặc hiệu cho nguyên nhân virus của bệnh tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm virus điều trị tốt nhất với các biện pháp hỗ trợ (dung dịch bù nước đường uống) và bổ sung lợi khuẩn đường uống (L.reuter Protectis).  Hầu hết trẻ em bị tiêu chảy do nguyên nhân này không cần dùng kháng sinh và sẽ cải thiện nếu điều trị đúng cách bằng việc bù nước và điện giải.

2. NHIỄM KÝ SINH TRÙNG 

Nhiễm ký sinh trùng phổ biến hơn ở những nơi có nước uống không an toàn và xử lý nước thải của người nghèo. Nhiễm ký sinh trùng là không phổ biến ở các nước đang phát triển nhưng có thể  gặp phải do nước bị ô nhiễm hoặc những người đã đi du lịch hoặc sinh sống ở các nước đang phát triển. Tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng có thể kéo dài hàng tuần đến vài tháng và cần đến bệnh viện để kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết.

3. TIÊU CHẢY LIÊN QUAN ĐẾN KHÁNG SINH

 Một số kháng sinh có thể gây tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn. Các tiêu chảy thường nhẹ và thường không gây ra tình trạng mất nước hoặc giảm cân. Trong hầu hết các trường hợp, không nên dừng uống kháng sinh và thay đổi chế độ ăn uống của trẻ. Tình trạng tiêu chảy sẽ hết sau 1-2 ngày sau đợt dùng kháng sinh. Nếu tình trạng tiêu chảy quá nghiêm trọng, hãy tìm lời khuyên từ bác sĩ

4. TIÊU CHẢY MÃN TÍNH

Tiêu chảy mãn tính có thể là do mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường ruột. Các nguyên nhân phổ biến gồm có: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp axít mật,… Nhưng nguyên nhân bệnh cũng có thể do tích lũy trong khoang bụng những dịch có áp suất thẩm thấu cao không hấp thụ được, như trong trường hợp thiếu hụt lactose hoặc do những kích thích ở dạ dày ruột, một nguyên nhân nữa là cũng có thể do ruột có cấu tạo hoặc khả năng nhu động không bình thường.
Chứng tiêu chảy nhẹ mãn tính ở trẻ dưới ba tuổi có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng và không do bệnh nào khác gây ra; tiêu chảy này gọi là tiêu chảy trẻ con.

5. CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC

Có thể chia tiêu chảy thành ba loại: tiêu chảy phân nước ngắn hạn, tiêu chảy phân có máu ngắn hạn, và nếu tiêu chảy kéo dài hơn hai tuần thì được gọi là tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy phân nước ngắn hạn có thể do nhiễm khuẩn tả gây ra. Nếu có máu xuất hiện trong phân, thì đó là mắc chứng lỵ. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy không do nhiễm khuẩn như: tăng năng tuyến giáp, không dung nạp lactose, bệnh viêm đường ruột, một số loại thuốc, hội chứng ruột kích thích.
 
Trẻ bị tiêu chảy – Nguyên nhân và cách điều trị -1
Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiễm khuẩn

BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA

Để giúp trẻ ngăn ngừa tiêu chảy do nhiễm khuẩn, cần cải thiện điều kiện vệ sinh, uống nước sạch, và rửa tay. Việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng được khuyến nghị đồng thời với việc tiêm chủng phòng rotavirus. Dung dịch bù nước bằng đường uống (ORS), nước sạch với chút muối và đường, cùng với viên kẽm là những phương pháp điều trị được chọn sử dụng. Và cách điều trị này được đánh giá là đã cứu được 50 triệu trẻ em trong 25 năm qua. Khi trẻ bị tiêu chảy, hoặc trẻ bị tiêu chảy cấp, cần được khuyến nghị tiếp tục ăn thức ăn bổ dưỡng và trẻ nhỏ tiếp tục được cho bú mẹ. Trong trường hợp không có sẵn ORS, có thể tự pha chế các dung dịch bù nước ở nhà để dùng. Đối với những trường hợp mất nước nghiêm trọng, việc truyền dịch có thể được yêu cầu sử dụng. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, tiêu chảy vẫn được điều trị tốt bằng việc bù nước bằng đường uống. Các loại thuốc kháng sinh hiếm khi được sử dụng, tuy nhiên, kháng sinh vẫn có thể được bác sỹ kê toa trong một số ít trường hợp những người bị tiêu chảy có máu và sốt cao, những người bị tiêu chảy nghiêm trọng khi đi du lịch, và những người có vi khuẩn hoặc ký sinh trùng rõ ràng trong phân. Loperamide có thể giúp giảm số lần đi tiêu nhưng không được dùng với những người đang mắc bệnh nặng.
 
Trẻ bị tiêu chảy – Nguyên nhân và cách điều trị - 2
Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn để ngăn ngừa tiêu chảy

Có khoảng 1,7 đến 5 tỷ ca mắc tiêu chảy mỗi năm. Phần lớn là ở các nước đang phát triển, nơi mà trẻ em mắc tiêu chảy trung bình ba lần trong một năm. Vào năm 2012, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên thế giới ở trẻ em dưới năm tuổi (0,76 triệu hoặc 11%). Việc thường hay mắc tiêu chảy cũng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng và đó là nguyên nhân chính yếu làm trẻ dưới năm tuổi bị còi cọc. Các hậu quả về lâu về dài khác có thể xảy ra do hay mắc tiêu chảy gồm có suy dinh dưỡng và kém phát triển trí tuệ.

Vacxin Rotavirus góp phần giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy trong cộng đồng. Nhiều vaxin mới chống rotavirus, Shigella, ETEC, và khuẩn tả, cũng như là các nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm khuẩn khác, đang được nghiên cứu phát triển.

Lợi khuẩn cũng giúp giảm nguy cơ gây tiêu chảy do dùng kháng sinh. Một trong những lợi khuẩn an toàn được phân lập từ chính sữa mẹ là chủng L.reuteri DSM 17938 (Men vi sinh BioGaia) đã được Hiệp hội Tiêu hóa, Gan và dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu (ESPGHAN), Tổ chức Tiêu hóa thế giới (WGO) khuyến cáo sử dụng để kiểm soát bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

1. BÙ DỊCH 

Ở nhiều trường hợp mắc tiêu chảy, bù dịch là biện pháp chữa trị duy nhất cần đến. Thường là biện pháp bù dịch bằng đường uống, trong trường hợp nghiêm trọng thì bằng đường truyền qua tĩnh mạch. Các nghiên cứu cho thấy hạn chế uống sữa ở trẻ nhỏ không cần thiết, vì việc uống sữa không làm kéo dài thời gian bị tiêu chảy. Trái lại, Tổ chức Y tế thế giới còn khuyến nghị trẻ mắc tiêu chảy nên tiếp tục ăn, vì các chất dinh dưỡng đầy đủ thường vẫn được hấp thu để giúp tăng chiều cao và cân nặng và việc tiếp tục ăn cũng giúp hoạt động ruột hồi phục nhanh. Tổ chức CDC khuyến nghị trẻ lớn và người lớn mắc tiêu chảy cũng nên tiếp tục ăn uống bình thường.
 
Bù dịch đường uống có thể được sử dụng để ngăn chặn bị mất nước. Các dung dịch làm ở nhà như nước cơm pha muối, nước ya-ua pha muối, súp gà và rau củ với muối cũng có thể được cho bệnh nhân dùng. Với mỗi lít nước dung dịch gạo rang hoặc ngũ cốc nấu nước cho vào từ ½ đến một thìa cà phê muối. Nếu có thì nên cho vào một lượng phù hợp kẽm và kali. Dù có hay không có sẵn hai chất này thì cũng không nên trì hoãn việc bù nước. Như WHO khuyến cáo, điều quan trọng nhất là bắt đầu ngăn chặn việc mất nước càng sớm càng tốt.

Trong khoảng một hay hai giờ đầu uống dung dịch bù muối, bệnh nhân thường hay nôn ói, đặc biệt là nếu một trẻ uống dung dịch này quá nhanh. Nếu trường hợp này xảy ra, chờ 5 – 10 phút sau hãy cho trẻ từ từ uống dung dịch lại.

Trẻ dưới năm tuổi không nên uống lượng lớn đường đơn, như nước ngọt và nước trái cây, vì những thứ này có thể làm tăng việc mất nước.

 2. ĂN UỐNG

Tổ chức y tế thế giới khuyến nghị tiếp tục cho trẻ bị tiêu chảy ăn uống bình thường. Tiếp tục ăn uống sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục hoạt động bình thường của đường ruột. Ngược lại, những trẻ bị cấm đoán ăn uống sẽ bị tiêu chảy kéo dài lâu hơn và việc hồi phục chức năng của đường ruột sẽ chậm hơn. Trẻ nhỏ vẫn nên tiếp tục được cho bú mẹ. Trường hợp bị tả cũng nên được tiếp tục cho ăn uống bình thường.
 
Trẻ bị tiêu chảy – Nguyên nhân và cách điều trị -3
Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

3. THUỐC

Ở một vài trường hợp tiêu chảy cấp tính, các thuốc kháng sinh hữu ích, tuy nhiên thường thì kháng sinh không được sử dụng. Một số quan ngại rằng kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tan huyết urê ở những người bị nhiễm Escherichia coli O157:H7. Ở những nước nghèo, việc điều trị bằng kháng sinh có thể hiệu quả. Tuy nhiên, một số vi khuẩn có thể kháng thuốc, đặc biệt là khuẩn Shigella. Kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy, và tiêu chảy do kháng sinh là tác dụng phụ phổ biến nhất của việc điều trị bằng kháng sinh.

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC

Bổ sung kẽm có lợi cho trẻ bị tiêu chảy ở những nước đang phát triển, nhưng chỉ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Men vi sinh làm giảm việc kéo dài những triệu chứng trong vòng một ngày, và làm giảm nguy cơ kéo dài triệu chứng hơn 4 ngày đến 60%. Lợi khuẩn L.reuteri Protectic cũng  có thể giúp ngăn chặn tiêu chảy do dùng kháng sinh cũng như phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng tiêu chảy cũng là một phản ứng có lợi cho cơ thể nhằm đưa hết những chất lạ có hại cho cơ thể như độc tố hoặc các men do vi khuẩn gây hại tiết ra đi ra khỏi cơ thể (theo cơ chế lấy nước trong cơ thể đưa vào ruột để việc thải chất độc ra khỏi cơ thể được dễ dàng hơn). Cho nên ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh là làm cân bằng vi sinh vật đường ruột (vi khuẩn có lợi > hoặc = Vi khuẩn có hại) càng sớm càng tốt và bù nước và chất điện giải.

Các nhóm thuốc ưu tiên sử dụng:
Nhóm bù nước và chất điện giải: Oresol là thuốc thường được sử dụng chủ yếu. Nước và chất điện giải đóng góp một vai trò quan trọng trong cơ thể con người trong việc tạo ra sự cân bằng về sinh hoá vì vậy nếu thiếu hụt chúng, cơ thể sẽ có những rối loạn nhất định.
 
Men vi sinh: L. reuteri DSM 17938 (Men vi sinh BioGaia) - Đây là các vi khuẩn sống được dùng ở dạng nhỏ giọt hoặc viên nhai, khi vào trong ruột chúng sinh sôi rất nhanh tạo ra một đội quân hùng hậu trấn áp các vi khuẩn có hại như ecoli, virus rota.. để lập lại trạng thái cân bằng.
 
Chất hấp thụ: Attapulgit, hay than hoạt tính. Nhóm này có công dụng hấp thụ các độc tố, khí hơi trong đường ruột.
 
Nhóm hỗ trợ: Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân thường có biểu hiện đau bụng, đau quặn thắt ở vùng rốn, tuy nhiên, bệnh nhân không nên tuỳ tiện sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau mà chỉ nên dùng cao xoa bóp, dầu gió, cao đắp rốn từ thảo dược hoặccao dán rốn dạng hấp thu mạnh có hỗ trợ điều trị tiêu chảy và chữa đau bụng.


Tin liên quan

Click to call