× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Các chuyên gia hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ nôn trớ hiệu quả

Các chuyên gia hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ nôn trớ hiệu quả
Trẻ bị nôn trớ sinh lý tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu mẹ nắm được cách chăm sóc trẻ nôn trớ sẽ giúp trẻ cải thiện được tình trạng mất nước cũng như giấc ngủ.
Nôn trớ là việc thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại họng hoặc miệng, đôi khi bị tống ra khỏi miệng. Mặc dù được xem là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu không có cách khắc phục cũng như chăm sóc phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, để giúp bé ăn ngon, ngủ yên mẹ hãy tham khảo một số cách chăm sóc trẻ nôn trớ sau đây.

TRẺ NÔN TRỚ SINH LÝ LÀ BIỂU HIỆN BÌNH THƯỜNG

Các chuyên gia hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ nôn trớ hiệu quả - 1
Nôn trớ sinh lý hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ
 
Nôn trớ là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ (giai đoạn trẻ từ 0-12 tháng tuổi) và chỉ nôn ra thức ăn lỏng. Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và chưa có độ cong như người trưởng thành. Và chỉ cần một tác động nào đó như: cho bé bú quá no, nằm ngay sau khi bú, bế xốc hoặc cho bé bú sai cách... cũng có thể gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ.
 
Nôn trớ sinh lý được xem là biểu hiện lành tính và thường sẽ tự hết khi bé lớn dần.
 
Dấu hiệu để nhận biết trẻ nôn trớ sinh lý khi:
- Trẻ có hiện tượng trào ngược >= 2 lần/ngày kéo dài từ 3 tuần trở lên.
- Không kèm theo các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn ra máu, chậm lớn, lười ăn, khó nuốt...
 
Đối với một số trường hợp khác, nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày kèm theo biểu hiện lạ như: sốt, nôn ra máu tươi, chậm lớn... thì ba mẹ cần chú ý đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Vì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý.

>>Xem thêm: 5 nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NÔN TRỚ HIỆU QUẢ

Nôn trớ là việc thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại họng hoặc miệng, đôi khi bị tống ra khỏi miệng. Chính vì vậy sẽ làm cho trẻ mất đi một lượng nước, đôi khi làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, để giúp bé ăn ngon, ngủ yên mẹ hãy tham khảo một số cách chăm sóc trẻ nôn trớ sau đây:
 
Các chuyên gia hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ nôn trớ hiệu quả - 2
Hướng dẫn ba mẹ một số cách chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ
 
- Khi trẻ nôn trớ các mẹ hãy dùng khăn sạch mềm lau miệng và mặt cho trẻ. Thay quần áo để tránh mùi do chất nôn gây ra. Sau đó dùng 1 chiếc khăn khô khác đặt ở cổ bé để hứng dịch nôn tiếp theo (nếu có).
 
- Tuyệt đối không được bế xốc khi trẻ đang nôn như vậy sẽ khiến dịch nôn tràn vào phổi rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
 
- Đặt trẻ nằm nên kê cao phần đầu, sao cho phần thân trên cao hơn thân dưới tránh tình trạng trào ngược. Trẻ hay trớ sữa thì nên cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để không bị sặc lên mũi.
 
- Nới lỏng quần áo cho bé để tránh quần áo bó sát thân người. Lúc này mẹ có thể bế bế đứng lên kết hợp massage nhẹ nhàng vùng lưng.
 
- Khi bé bị nôn trớ ở tư thế nằm ngủ. Các chất nôn có thể tắc lại trong cổ họng khiến trẻ bị khò khè, khó thở. Do đó, mẹ cần cho bé nằm nghiêng sang một bên và ngồi bên cạnh để theo dõi nhịp thở của con.

- Khi trẻ vừa mới bú no, tuyệt đối không được cho bé nằm ngay, rung lắc trên tay hoặc đùa với trẻ. Ba mẹ hãy bế vác, lật úp bé lại cho nằm trên tay và vỗ ợ hơi cho bé.

- Không nên cho bé bú quá no, nên giãn cữ bú.
 
Hi vọng, với những thông tin về cách chăm sóc trẻ nôn trớ sẽ giúp mẹ khỏi lúng túng khi gặp phải. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo một số cách chữa nôn trớ hoặc tham khảo một số loại men vi sinh để cải thiện sớm tình trạng này cho bé.

XEM THÊM:
Cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh - Cách giảm 80% nôn trớ sinh lý sau 4 tuần


Tin liên quan

Click to call