× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Nỗi lo lắng khi trẻ bị táo bón triền miên

Nỗi lo lắng khi trẻ bị táo bón triền miên
Trong xã hội hiện nay, táo bón là chứng bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể kéo theo nhiều biến chứng, khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Táo bón ở trẻ nhỏ gây đau rát và ra máu khi đi vệ sinh, bên...

TÁO BÓN LÀ GÌ?

Một số phụ huynh chia sẻ rằng, con của họ còn nhỏ nhưng chỉ đi vệ sinh 1 ngày một lần, có khi 2-3 ngày một lần, vậy có phải là táo bón không? Như thế nào thì nhận biết được là trẻ mắc chứng táo bón? Điều này không hoàn toàn chỉ là số lần đại tiện. Trẻ có thể đi 1 ngày 1 lần hoặc 2 ngày/lần nhưng không phải gắng sức rặn, phân không cứng và khiến trẻ bị đau hay chảy máu thì cũng không tính là bị táo bón. Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể từng táo bón ít nhất một lần nhưng nếu không kéo dài và thường xuyên thì cũng không đáng lo ngại.

Chỉ khi có những triệu chứng sau kéo dài ở trẻ mới nghĩ tới chứng táo bón: số lần đi tiêu ít, có thể từ 2-3 ngày mới đại tiện, phân rắn, khô và khiến trẻ phải gắng sức rặn, có thể bị chảy máu. Thời gian đi đại tiện kéo dài hơn bình thường. Nếu trẻ nhỏ còn đóng bỉm có thể quan sát bỉm của bé có vết đi đại tiện nhưng ít và chỉ là phân loãng thấm vào bỉm mà cả ngày không thấy phân - điều đó chứng tỏ phân bị kết cứng và chỉ có ít chất lỏng thoát ra ngoài. Trẻ em bị táo bón sẽ có biểu hiện khó chịu, chướng bụng, quấy khóc, biếng ăn điều đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự tăng trưởng của trẻ.

Nỗi lo lắng khi trẻ bị táo bón triền miên
Trẻ bị táo bón triền miên có thể dẫn đến suy dinh dưỡng

2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRẺ BỊ TÁO BÓN?

Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đa số chứng táo bón xảy ra ở trẻ nhỏ là do chức năng bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, đây được gọi là táo bón chức năng. Táo bón gây dễ làm trẻ biếng ăn, đau bụng từng cơn nhất là khi đi tiêu, trẻ có thể bị nôn trớ, hay quấy khóc, nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí có thể kìm hãm sự phát triển của trẻ.
Theo thạc sĩ - bác sĩ Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi Đồng 1, các nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón gồm: Sữa công thức được pha không đúng tỷ lệ (sữa nhiều nước ít); mẹ bị táo bón kinh niên cho con bú; thực đơn ăn dặm của trẻ quá ít chất xơ, trẻ có thói quen không hoặc ăn quá ít rau và trái cây tươi, uống rất ít nước.

Một số trường hợp trẻ bị táo bón do tâm lý nên thường cố ý “nhịn”, khiến đại tràng dãn to. Phân bị tích trữ trong nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng tạo ra phản xạ đi ngoài.   

Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có chứa hoạt chất codeine, thuốc viên sắt cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó đi tiêu. Ngoài ra trẻ mắc phải các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn nên cũng làm cho trẻ rất dễ bị táo bón.

Thống kê cho thấy, giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm, tức là nguồn dinh dưỡng chính của bé là sữa được chuyển sang ăn thức ăn đặc hơn, thì có thể gây ra táo bón do ăn không đủ lượng chất xơ và uống không đủ nước.
Việc tập ngồi bô hay bồn cầu hoặc thay đổi môi trường sống cũng là giai đoạn khiến trẻ có nguy cơ bị táo bón vì tư thế ngồi chưa quen dẫn đến việc không thoải mái. Có rất nhiều các bậc phụ huynh chia sẻ rằng con mình sau khi đi học một thời gian thì bị táo bón, đây có thể là do tâm lý e ngại ngồi “chỗ mới” của trẻ nhỏ, dẫn đến phản xạ thông thường là sẽ cố gắng nín nhịn. Ngoài ra, do mỗi lần đi tiêu phải rặn đau nên một số trẻ sợ luôn chuyện đại tiện, dẫn đến nín nhịn. 
 
Nỗi lo lắng khi trẻ bị táo bón triền miên - 1
Trẻ bị táo bón nên bổ sung chất xơ từ trái cây, rau xanh 

3. CÁCH TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ

Về nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng ngừa chứng táo bón, nếu trẻ còn ở độ tuổi bú mẹ thì việc cho bú nhiều sẽ giúp bé không bị táo bón, bên cạnh đó, người mẹ cũng nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình.

Với trẻ sử dụng sữa công thức nên pha sữa đúng cách và đúng tỷ lệ theo sự khuyến cáo của nhà sản xuất. Lưu ý việc vệ sinh bình sữa đúng cách để phòng ngừa những căn bệnh lây qua đường tiêu hóa và bổ sung lượng nước uống cần thiết giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

Trẻ lớn đã ăn dặm nên cho trẻ ăn dặm đúng cách theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới  bổ sung đủ lượng chất xơ cho trẻ từ nguồn rau xanh và trái cây tươi nhất là chuối, bưởi, táo, lê... bên cạnh đó còn có thể bổ sung thêm một số sản phẩm men vi sinh phù hợp và đúng cách.

Cần khuyến khích trẻ vận động thường xuyên phù hợp với lứa tuổi, trẻ nhỏ phụ huynh nên xoa bóp (còn gọi là massage) vùng bụng cho trẻ giúp tăng nhu động ruột sẽ làm trẻ dễ tiêu hóa.

Trẻ bị táo bón nghiêm trọng và thường xuyên (trên 3 ngày không đi tiêu và tiêu rất khó khiến trẻ quấy khóc nhiều), phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để bác sĩ cho trẻ dùng thuốc và phải có sự theo dõi chặt chẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.


Tin liên quan

Click to call