× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Trẻ em bị táo bón - Nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều ba mẹ

Trẻ em bị táo bón - Nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều ba mẹ
Táo bón là một trong những vấn đề phổ biến và gây khó chịu đối với tất cả mọi người. Trong đó, tỉ lệ táo bón ở trẻ có thể lên đến 30%. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe...
Táo bón là một trong những vấn đề phổ biến và gây khó chịu đối với tất cả mọi người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em bị táo bón có thể lên đến 30%. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, ba mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về táo bón để đảm bảo không xảy ra những bất lợi cho trẻ.
 
Trẻ em bị táo bón - Nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều ba mẹ
Trẻ táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra 

TÁO BÓN LÀ GÌ? VÌ SAO TRẺ EM BỊ TÁO BÓN

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân cứng, có nhu cầu đi vệ sinh mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu. Người bị táo bón có thể dễ dàng nhận ra qua các biểu hiện như: ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi đại tiện. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
 
Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển ổn định nên rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, táo bón là một trong những tình trạng phổ biến. Trẻ em bị táo bón nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể để lại nhiều bất lợi về sức khỏe như: Biếng ăn, khó tiêu, đầy bụng, chậm lớn, nôn trớ, suy dinh dưỡng...
Ngoài ra, trẻ bị táo bón còn do một số nguyên nhân dưới đây như:

1. CHẾ ĐỘ ĂN THIẾU CHẤT XƠ

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Ba mẹ cần cân đối lượng tinh bột, chất đạm và chất xơ nạp vào cơ thể để đảm bảo bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2. CƠ THỂ THIẾU NƯỚC/MẤT NƯỚC

Trẻ mất nước/thiếu nước do sốt, tiêu chảy hoặc nôn trớ cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón. Do đó, cơ thể sẽ hấp thụ nhiều chất lỏng từ thực phẩm ăn uống, nước từ chất thải trong trực tràng và sẽ làm cho phân trở nên khô, cứng, rắn hơn gây khó khăn cho việc đi tiêu.

3. DO BỆNH LÝ

- Loạn khuẩn đường ruột: Khi trẻ bị tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phổi… ba mẹ thường cho bé sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện. Tuy nhiên, ba mẹ lại không thể ngờ rằng, thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại lẫn có lợi. Từ đó, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hậu quả gây ra là loạn khuẩn đường ruột, nếu để lâu ngày sẽ làm cho trẻ bị táo bón. 
- Phình đại tràng bẩm sinh: Một đoạn đại tràng không co bóp được dẫn tới chất thải trong đại tràng bị ứ đọng, khó lưu thông để thải phân ra ngoài khiến bé bị táo bón.
- Cơ thành bụng yếu hoặc liệt: Cơ thành bụng có vai trò điều hòa nhu động ruột. Khi cơ thành bụng yếu hoặc liệt, trẻ sẽ mất phản xạ khi đi tiêu và dẫn đến trẻ bị táo bón.
 
Trẻ em bị táo bón - Nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều ba mẹ - 1
Trẻ em bị táo bón do bệnh lý

NHẬN BIẾT DẤU HIỆU TRẺ EM BỊ TÁO BÓN

Táo bón rất dễ để nhận biết qua những biểu hiện bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ em bị táo bón mà ba mẹ có thể tham khảo:

1. PHÂN CỨNG, VÓN CỤC

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi trẻ bị táo là tình trạng của phân. Nếu phân của bé cứng, khô, màu sẫm, vón cục nhỏ giống như phân dê.

2. BỤNG ĐẦY HƠI, KHÓ TIÊU

Trẻ táo bón cũng gây ra hiện tượng bụng chướng, đầy hơi. Để kiểm chứng, ba mẹ có thể dùng tay ấn nhẹ vào bụng. Nếu thấy bụng bé cứng kèm theo xì hơi thì bé đang gặp phải tình trạng này. Ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để có giải pháp chữa trị hiệu quả.

3. ĐI TIÊU KHÓ KHĂN

Nếu bị táo bón, khi đi tiêu bé thường có những biểu hiện như: rặn đỏ mặt, gồng mình, siết chặt mông hoặc la khóc. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài có thể gây tổn thương hậu môn và dẫn đến trĩ.

4. TẦN SUẤT ĐI TIÊU ÍT

Thông thường, trong những tháng đầu tiên mới sinh trẻ sẽ đi tiêu khoảng 4 lần/ngày. Nhưng nếu ba mẹ thấy tần suất đi tiêu của bé giảm hẳn, cụ thể =< 2 lần/tuần và thấy phân cứng, vón cục, màu sẫm... thì lúc đó bé đang táo bón ba mẹ nhé!

5. BÉ LƯỜI ĂN, CHẬM LỚN

Do bị táo bón nên bé luôn trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn. Nếu để tình trạng này kéo dài bé sẽ bị suy dinh dưỡng, còi xương và chậm lớn.
Trên đây chỉ là một số dấu hiệu bên ngoài để nhận biết trẻ bị táo bón. Ba mẹ vẫn cần phải theo dõi nhưng biểu hiện bất thường của bé vì táo bón rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh nguy hiểm khác.

PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÁO BÓN Ở TRẺ?

Theo một số tài liệu thống kê, gần 40% trẻ gặp phải táo bón chức năng trong năm đầu đời. Tuy không phải là bệnh lý nhưng nếu để kéo dài và không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng táo bón mãn tính. Vì thế, ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để cải thiện táo bón cho bé nhà mình nhé!

1. MASSAGE BỤNG CHO BÉ

Massage bụng là phương pháp giúp trẻ nhuận tràng, dễ đi tiêu hơn. Ba mẹ có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp massage bụng sau:
 
Trẻ em bị táo bón - Nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều ba mẹ - 2
Massage bụng để cải thiện táo bón cho trẻ
 
Cách 1: Massage bụng theo chiều kim đồng hồ
Đặt ngón trỏ và ngón giữa vào gần rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ. Sau đó, xoay vòng xung quanh rốn rồi mở rộng dần vòng tròn đến khi ngón tay gần với hông phải của bé. Di chuyển ngón tay theo chiều kim đồng hồ. 
 
Cách 2: Massage bụng kiểu "I LOVE YOU"
- B1: Đặt tay bên phải lên rốn bé, vuốt dọc xuống để tạo thành hình chữ I.
- B2: Đặt tay trên rốn một chút, vuốt từ trái sang phải, kéo dọc xuống để tạo thành hình chữ L
- B3: Đặt tay bên trái rồi vuốt thành hình vòng cung trên bụng bé sao cho tạo thành hình chữ U.

2. BỔ SUNG CHẤT XƠ, BÙ NƯỚC

- Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn: Mẹ cần chú ý bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày như: ăn nhiều rau xanh, sữa chua... để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ cho bé bú. Ngoài ra cần uống đủ nước khoảng 1,5-2 lít nước/ngày.
- Trẻ ăn dặm: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé, ba mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh và quả chín xay nhuyễn. Một số loại rau củ quả có tính chất nhuận tràng như: mồng tơi, khoai lang, đu đủ, chuối chín...
 
Trẻ em bị táo bón - Nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều ba mẹ - 3
Trẻ bị táo bón nên bổ sung nước và chất xơ

3. TẮM NƯỚC ẤM

Là một trong những cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Cho bé tắm nước ấm trong bồn khoảng 15 phút kết hợp với massage bụng. Ngoài ra, tắm nước ấm giúp cơ thể trẻ thư giãn.

4. TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG

Trẻ nhỏ thường có hệ thống tiêu hóa chưa phát triển, nhu động ruột kém. Vì vậy, việc vận động cơ thể giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động và khỏe mạnh hơn, tăng cường nhu động ruột từ đó giảm táo bón. 
Ba mẹ có thể giúp bé tăng cường vận động bằng cách: tập thể dục, cho bé tự do vui chơi, tập bò...

5. TẬP CHO TRẺ ĐI VỆ SINH ĐÚNG GIỜ

Tập cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ cũng là phương pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón. Nên chọn thời gian sau bữa ăn để tập cho trẻ thói quen đi tiêu đúng giờ vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng. 
Lưu ý: Ba mẹ không nên cho bé đi tiêu quá lâu, thời gian hợp lý nhất từ 5-10p.

Xem thêm:
Dứt điểm với 6 cách chữa táo bón cho trẻ tại nhà
3 mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc

MEN VI SINH BIOGAIA - CẢI THIỆN 100% TÌNH TRẠNG TÁO BÓN CHỨC NĂNG CHỈ SAU 4 TUẦN

BioGaia chứa chủng lợi khuẩn Lactobacillus reuteri DSM17938 có nguồn gốc từ sữa mẹ, giúp cải thiện tốt các vấn đề về tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, đau bụng co thắt (khóc dạ đề)...
 
Trẻ em bị táo bón - Nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều ba mẹ - 4
Chủng lợi khuẩn Lactobacillus reuteri DSM17938 giúp cải thiện tốt các vấn đề về tiêu hóa
 
BioGaia là probiotic được chứng minh làm tăng đáng kể tần suất đi tiêu ở trẻ sơ sinh bị táo bón chức năng. Nghiên cứu đã được chứng minh rằng sản phẩm có hiệu quả tương đương lactulose trong điều trị táo bón chức năng, nhưng ít gây ra các tác dụng không mong muốn hơn.
 
Trong một nghiên cứu về phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa chức năng ở những trẻ sơ sinh khỏe mạnh, BioGaia đã được chứng minh là có tác dụng lên nhu động ruột, từ đó làm tăng đáng kể số lần đi tiêu.
 
Kết quả nghiên cứu lâm sàng của BioGaia đã chứng minh, 100% cải thiện táo bón chức năng sau 4 tuần.
 
Trẻ em bị táo bón - Nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều ba mẹ - 4
BioGaia cải thiện táo bón chức năng ở trẻ sau 4 tuần
 
Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Tùy vào từng mức độ mà ba mẹ có các phương pháp điều trị phù hợp, tránh để táo bón lâu dài phát triển thành mãn tính.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
BioGaia điều trị táo bón ở trẻ như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị táo bón chức năng 100% cải thiện sau 4 tuần


Tin liên quan

Click to call