× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Làm sao khi trẻ bị tiêu chảy?

Làm sao khi trẻ bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Thông thường các bậc cha mẹ thường điều trị cho bé tại nhà. Tuy vậy, chúng ta cũng cần phải có sự hiểu biết nhất định về bệnh để có những phương pháp điều trị đúng cách, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và quá...

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

Trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện: Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, có thể kèm theo nôn hoặc không, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Khi đã xác định được bé bị tiêu chảy các mẹ cần áp dụng các phương pháp sau:
 
Làm sao khi trẻ bị tiêu chảy
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy
 
- Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa, trong chế độ ăn.
- Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.
- Không cho trẻ ăn các loại thức ăn nước uống làm tăng thêm tiêu chảy: thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.
- Dùng các loại thức ăn như: gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hoá như bột, cháo, súp.
- Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.

1. CHẾ ĐỘ ĂN ĐỐI VỚI TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI BỊ TIÊU CHẢY

- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, không bắt mẹ kiêng khem.
- Nếu mẹ không có sữa: dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa giành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

2. CHẾ ĐỘ ĂN ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 6-12 THÁNG BỊ TIÊU CHẢY KÉO DÀI

- Tiếp tục bú mẹ.
- Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.Đảm bảo thức ăn bổ sung: bột, cháo xay nấu với thịt, rau xanh. Khi chế biến đảm bảo độ nhớt giảm, dễ tiêu hoá, cân đối.
- Cho ăn nhiều bữa trong ngày: ít nhất 6 bữa

3. CHẾ ĐỘ ĂN ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 1 TUỔI TRỞ LÊN BỊ TIÊU CHẢY

- Bú mẹ hoặc ăn sữa động vật, sữa bột công thức như trên.
- Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, thịt, đậu đỗ.
- Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110Kcal/kg/24h.
- Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ

Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.

Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ: Men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Lợi khuẩn được Hiệp hội Tiêu hóa, gan và dinh dưỡng Nhi khoa châu Âu (ESPGHAN) và tổ chức Tiêu hóa Thế giới khuyến cáo sử dụng trong kiểm soát tiêu chảy cấp ở trẻ em là chủng L.reuteri DSM 17938 (Tên thương mại là BioGaia Protectis). Đây là chủng lợi khuẩn hiếm hoi được phân lập từ sữa mẹ đặc biệt an toàn cho trẻ, kể cả trên trẻ sơ sinh.

Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.
 
Làm sao khi trẻ bi tiêu chảy -1
Trẻ bị tiêu chảy ba mẹ nên bù lượng nước cho trẻ

KHI NÀO NÊN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM?

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:
 
- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
- Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
- Bụng đau khi sờ ấn.
- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
- Trẻ kèm theo sốt cao.
 
Ðể hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn thực phẩm sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn; tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh; tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.


Tin liên quan

Click to call