× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Kiến thức bố mẹ cần biết khi sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ

Kiến thức bố mẹ cần biết khi sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ
Trong những ngày thời tiết nắng nóng, việc sử dụng điều hòa là hết sức cần thiết cho gia đình và đặc biệt là trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu những kiến thức xung quanh việc sử dụng điều hòa để có thể đảm bảo sức khỏe, độ an toàn cho các bé và cả gia đình...

Khi người lớn thấy lạnh, thì trẻ nhỏ mới thấy mát

Có nhiều ý kiến cho rằng trẻ ở trong bụng mẹ đã quen với nhiệt độ cơ thể mẹ ( ~37 độ C ), nên khi ra đời, nếu không quán kỹ và ủ ấm thì sẽ bị lạnh. Nhưng điều này hoàn toàn không chính xác. Khi còn là thai nhi, trẻ chưa cảm nhận được nhiệt độ. Cho đến khi ra đời, não trẻ mới học cách để dần cảm nhận được nhiệt độ của môi trường bên ngoài, giai đoạn này, trẻ bắt đầu ăn uống ( bú sữa mẹ hoặc sữa công thức) và chuyển hóa để lớn lên, vì thế, trẻ tỏa nhiệt nhiều. Trẻ nóng hơn so với người lớn, dễ bị đổ mồ hôi dẫn đến nổi rôm sảy. Do đó, để trẻ cảm thấy đủ mát, nhiệt độ phòng phải lạnh hơn cảm nhận của người lớn. Với người lớn, khoảng  23-24 độ C là cảm thấy lạnh, nhưng với trẻ, tầm 20 độ C trẻ cũng chưa thấy lạnh.


Để chứng minh điều này, các nghiên cứu đối chứng đã được thực hiện. Kết quả là, nhiệt độ phòng phù hợp với trẻ là dưới 24 độ C với độ ẩm 60-70% . Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ phòng phù hợp và an toàn trong khoảng từ 16-21 độ C. Nếu để nhiệt độ lên đến 28 độ C khiến trẻ bị nóng thì trẻ sẽ tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi. Hội chứng đột từ ở trẻ nhũ nhi là hiện tượng đột tử xảy ra ở bé hoàn toàn khỏe mạnh trước đó mà người ta không biết được nguyên nhân, đa số xảy ra ở bé từ 2-6 tháng tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy có một số yếu tố nguy cơ làm tăng xác suất bé bị hội chứng này, ví dụ như tư thế nằm sấp khi ngủ, hút thuốc lá thụ động ( người khác hút thuốc lá mà bé hưởng chất độc từ khói thuốc) nhiệt độ phòng nóng đối với bé  ( từ 27 độ C trở lên). Mặt khác, trẻ được sinh ra ở bất cứ vùng miền và vị trí địa lý nào cũng đều có cảm nhận về nhiệt độ như nhau. Trẻ sẽ cảm thấy lạnh khi nhiệt độ dưới 10 độ C, 16-17 độ C thì đủ mát với trẻ.

Điều hòa không gây bệnh cho trẻ trẻ

Một trong những lý do khiến ông - bà - bố - mẹ không “dám” để nhiệt độ điều hòa ở mức khuyến cáo là do có nhiều thông tin trên báo chí cho rằng trẻ ngủ trong phòng máy lạnh dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp. Điều này khiến nhiều người cho rằng, cho trẻ ngủ máy lạnh sẽ bị bệnh. Tuy nhiên, quan niệm này không đúng về mặt khoa học. Nói một cách chính xác, các bệnh mà trẻ mắc phải như viêm họng, viên mũi, viêm đường hô hấp, viêm phế quản… là do siêu vi lây từ người này qua người khác.

    Điều hòa không thể “ sản sinh” ra siêu vi bởi vì siêu vi bởi siêu vi sống ký sinh trên một cơ thể ký chủ. Những siêu vi gây bệnh trên người thì chỉ có thể sinh sôi nảy nở trên ký chủ là người, sau đó lây lan từ người qua người bởi: ho, hắt xì hơi, lây qua tay… Nếu rời khỏi cơ thể người, siêu vi sẽ chết sau một khoảng thời gian do mất nguồn dinh dưỡng. Do đó, máy lạnh cũng không có khả năng phát tán siêu vi. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, có một số loài siêu vi có thể tồn tại lâu hơn trong nhiệt độ lạnh ( như siêu vi cúm) , trong khi đó, một số khác thì tồn tại lâu hơn trong nhiệt độ nóng.
 


    
Dù không phải là nguồn phát tán siêu vi, điều hòa vẫn có thể bị đọng bụi nếu không được vệ sinh thường xuyên. Bụi có nguy cơ gây dị ứng đối với những trẻ bị dị ứng ( chứ không gây bệnh). Nghĩa là, trẻ hít phải bụi sẽ bị nghẹt mũi, hắt xì hơi, mắt đỏ và chảy nước mắt. Trường hợp này được gọi là dị ứng đường hô hấp và viêm mũi là do dị ứng chứ không phải là do bị cảm ( bệnh).

Những nguồn lây bệnh thực sự cho trẻ

    Khi đọc đến đây, các bố mẹ sẽ tự hỏi, thế tại sao bé lại bị cảm mỗi khi nằm máy lạnh. Vậy nguyên nhân thực sự lây bệnh cho bé là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

_ Nhà trẻ hoặc trường học. Những trẻ đi học bị lây từ bạn. Hoặc nếu trẻ không đi học nhưng có anh/ chị đi học thì anh/ chị bị lây từ bạn học rồi về lây cho trẻ.
_ Cha mẹ bị bệnh lây cho trẻ khi chăm sóc trẻ. Ví dụ như khi cha mẹ ho, hắt xì hơi hay ôm mặt trẻ hôn chẳng hạn.
_ Cha mẹ không bị bệnh nhưng tay của cha mẹ dính nguốn iêu vi từ chỗ làm hay bên ngoài, không sát khuản sạch sẽ mà chăm sóc trẻ thì sẽ lây siêu vi cho trẻ.
_ Tay mẹ dính siêu vi, khi rơ lưỡi cho trẻ thì cũng lây bệnh cho trẻ.

Thay đổi nhiệt độ nóng - lạnh không làm cho trẻ bị bệnh

    Một thông tin khác cũng liên quan đến vấn đề “điều hòa” đó là có những lời khuyên từ bác sĩ không nên để cho trẻ đi ra đi vào nhiệt độ nóng - lạnh thường xuyên để tránh bị bệnh, tránh bị cảm, tránh bị “sốc nhiệt.”
    Theo các tài liệu nghiên cứ y khoa thì không tìm thấy khái niệm “sốc nhiệt”. Trong y khoa, vấn đề về nhiệt gây ra cho sức khỏe chỉ có từ “heat stroke” - có thể tạm dịch là “ngất xỉu do nhiệt” ( không có từ tương ứng trong tiếng Việt). Từ này chỉ tình trạng cơ thể ở trong môi trường quá nóng, quá lâu và bị ngất xỉu do sức nóng làm cho cơ thể mấy nước, làm thay đổi môi trường bên trong người. Để xử lý trường hợp “ heat stroke”, chỉ cần đưa người bị xỉu do nhiệt độ cao vào môi trường mát, chườm nước giảm thân nhiệt là sẽ đỡ. Nên không thể cho rằng việc đi ra đi vào nóng lạnh thường xuyên là bị sốc nhiệt như cách nhiều người vẫn đang sử dụng như hiện tại.

    
Mặt khác, cứ giả sử rằng ra ngoài nóng vào phòng liên tục sẽ bị bệnh là đúng, thì khi áp vào thức tế, thì trẻ nhỏ ở nhiều nước khác sẽ bị bệnh hơn ở VIệt Nam. Ví dụ như ở Thái Lan: ngoài trời rất nóng, những nơi như trung tâm mua sắm, nhà hàng, nơi vui chơi vẫn để điều hòa rất lạnh. Nếu vậy thì du khách đi ra đi vào liên tục giữa khu vực này với khu vực kia sẽ bị bệnh, điều này hoàn toàn vô lý.

Các biểu hiện bình thường của cơ thể khi ở trong môi trường nhiệt độ lạnh

    Biểu hiện của cơ thể người từ môi trường nóng qua môi trường lạnh như hắt xì hơi, rùng mình là một phản ứng sinh lý của cơ thể, gọi là viêm mũi vận mạch. Đó là hiện tượng mạch máu co lại khiến trong mũi tiết ra một số chất gây nên tình trạng sẽ hắt xì hơi. Khi cơ thể quen dần với nhiệt độ môi trường thì sẽ từ hết. Nguyên nhân không phảu do siêu vi, nhưng nhiều người hiểu lầm, thấy triệu chứng hắt xì hơi thì gọi la cảm. Thế nên, nếu trẻ đi vào phòng lạnh và hắt xì hơi thì đó là biểu hiện bình thường của cơ thể.


    
Một vấn đề khác cũng thường làm các bậc phụ huynh lo lắng là trẻ nằm điều hòa và sờ tay chân trẻ thấy lạnh. Thực ra, đây là chuyện hoàn toàn bình thường và không làm trẻ bị bệnh. Nếu quá lo lắng mà muốn kiểm tra chính xác trẻ có bị lạnh hay không, cha mẹ nên kiểm tra ở phần thân của trẻ như bụng chẳng hạn. Nếu bạn chạm tay vào bụng trẻ và cảm thấy nhiệt độ bình thường thì trẻ hoàn toàn bình thường. Nếu quá lo lắng, bố mẹ có thể mặc quần áo dài tay hoặc đi tất tay tất chân mỏng cho bé, thay vì đăp chăn.

Một số lưu ý khi bố mẹ dùng điều hòa cho bé

    Bố mẹ thắc mắc rằng, có một nhiệt độ phòng cố định nào cho trẻ hay không? Vì thể trạng của mỗi bé một khác, nên không có nhiệt độ cụ thể cho từng trẻ, mà chỉ có một khoảng nhiệt độ thích hợp khiến trẻ cảm thấy dễ chịu mà thôi.

    Một thắc mắc khác cũng thường gặp là có thể dùng nhiệt độ biểu thị trên điều khiển máy lạnh để tính nhiệt độ phòng được không? Câu trả lời là không, bởi nhiệt độ biểu thị trên điều khiển không thể hiện được chính xác tình trạng nhiệt độ trong phòng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như thời tiết bên ngoài, diện tích phòng... Ví dụ: ngoài trời đang mưa, nếu điều hòa để 22 độ C thì phòng bạn sẽ lạnh. Nhưng nếu trời đang nắng, nhiệt độ là 22 độ thì phòng bạn vẫn nóng. Do đó, bố mẹ nên mua một chiếc nhiệt kế phòng để đo được nhiệt độ phòng cho con.

    

    

Tuy nhiên, có nhiều bậc phụ huynh vẫn cảm thấy không an tâm khi giảm nhiệt độ phòng một cách đột ngột. Với trường hợp này, bố mẹ có thể giảm nhiệt độ từ từ trong phòng cho đến khi đạt được nhiệt độ mà trẻ cảm thấy dễ chịu nhất. Ví dụ: mẹ có thể giảm nhiệt độ từ 27 độ xuống 25 độ C, nếu con vẫn thấy nóng thì giảm tiếp xuống 23 độ C, rồi 21 độ C, cho đến khi con ngủ ngon là được.
Để giảm thiểu việc các bé bị khô da khi ở trong phòng điều hòa thì bố mẹ có thể tăng cường cho bé bú, cho con uống nước, sử dụng máy tạo ẩm hoặc cách đơn giản nhất là bố mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng giúp hạn chế tình trạng khô da, khô mũi ở trẻ nhỏ.

    Và cuối cùng, mặc dù virut và siêu vi không truyền từ điều hòa sang người các bạn nhỏ thế nhưng nếu bố mẹ không để ý và vệ sinh thường xuyên thì các bé sẽ rất dễ hít phải các bụi bẩn tích tụ trong điều hòa và do đó rất dễ mắc các bệnh như ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mắt đỏ mắt. Vì thế, mỗi năm từ 1-2/ lần, bố mẹ nên làm vệ sinh điều hòa, để đảm bảo điều hòa có thể luôn sạch sẽ, chạy ổn định và tiết kiệm.

Như vậy, thực tế việc dùng điều hòa không gây viêm phổi hay viêm hô hấp trên cho bé, mà chỉ có thể gây “viêm túi” của cha mẹ bé mà thôi! Hi vọng thông qua bài viết với những kiến thức khoa học chặt chẽ này, các bố mẹ có thể yên tâm cho trẻ sử dụng điều hòa trong điều kiện thời tiết nắng nóng sắp tới.

( Nguồn tham khảo : Để con được ốm - Bs. Trí Đoàn và Uyên Bùi)


Tin liên quan

Click to call