× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Sốt ở trẻ nhỏ - Bố mẹ nên làm gì?

Sốt  ở trẻ nhỏ - Bố mẹ nên làm gì?
​Sốt là một triệu chứng rât thường gặp ở trẻ em, đó là một đáp ứng của cơ thể đối với bất kỳ nhiễm trùng nào.Ở trẻ em thường hay bị bệnh nhiễm khuẩn do siêu vi hay vi khuẩn nên trẻ thường  hay gặp sốt. Và triệu chứng sốt là một trong những triệu chứng...

1, Sốt là gì?

Theo định nghĩa, sốt là tăng thân nhiên lên trên nhiệt đô bình thường của cơ thể do bộ phận điều nhiệt trong cơ thể bé tay đổi. Thực ra, vì thân nhiệt mỗi người mỗi khác nhau nên không có trị số thân nhiệt nào đáng tin cậy để xác định đó là sốt. Tuy nhiên, theo thống nhất chung, nếu đo ở nhiệu độ ở hậu môn mà 38 độ C trở lên, nhiệt độ miệng là 37,8 độ C trở lên, ở nách là 37,2 độ C trở lên, hoặc nhiệt độ màng nhĩ 38 độ C thì được xem là nhiệt độ sốt.

2, Vì sao trẻ lại sốt?

Sốt là một phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh ( virus, vi trùng hay ký sinh trùng).
Hầu như các nguyên nhân của sốt ở trẻ đều là những bệnh do siêu vi như: Cảm siêu vi, viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng ruột, viêm tai hay viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản… Nói chung, những trường hợp sốt do siêu vi thường số khoảng 38-40 độ C và thường kéo dài khoảng 2-3 ngày ( nên nhớ rằng” ngày” ở đây là tính tương đối khoảng 24 giờ, do đó nếu bé sốt từ tối hôm trước mà sáng hôm sau đi khám bệnh thì cha mẹ hay bác sĩ không nên tính là ”sốt được 2 ngày” mà thực ra mới sốt được “nửa ngày”thôi). Và sốt do siêu vi không có thuốc điều trị, chỉ có thể chờ để cơ thể tự tiêu diệt siêu vi đó thôi ( thông qua sốt).



Những nguyên nhân sốt do vi trừng thường là nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, nhiễm trùng tai ( một số trường hợp), viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, viêm màng não. Và số do vi trùng hay do ký sinh trùng thì có thuốc điều trị đặc hiệu là kháng sinh. 
Số cao hay sốt thấp không nói lên tác nhân gây bệnh là gì ( siêu vi hay vi khuẩn) và cũng không nói lên bệnh nghiêm trọng hay không.  Nói chung, biểu hiện hành vi của trẻ mới nói lên bệnh nặng hay nhẹ. Nếu bé sốt cao mà vẫn sinh hoạt và chơi tương đối bình thường thì cha mẹ có thể yên tâm theo dõi tại nhà, tuy nhiên nếu bé sốt nhẹ hay hết sốt nhưng lại hay li bì thì phụ huynh nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

3,Vị trí đo nhiệt độ cơ thể chính xác

Cách để đo thân nhiệt của bé để biết rằng bé có bị sốt hay không là một cách chính xác nhất phụ thuộc vào một vài yếu tố, nhưng nói chung, nhiệt độ ở hậu môn ( trực tràng) là chính xác nhất. Đo nhiệt độ ở trực tràng khá khó chịu đối với các bé nhưng lại hoàn toàn đáng tin cậy với trẻ nhỏ dưới 3 tháng. Đo nhiệt độ ở tai dễ thực hiện hơn nhưng lại không đáng tin cậy và kém chính xác hơn  với những trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Nhiệt độ đo ở nách cũng tương đối tin cậy được.  



Cách tính nhiệt độ theo từng vị trí: nhiệt độ đo ở tai ( màng nhĩ) và nhiệt độ trực tràng ( nhiệt độ cận mạch máu nhất) sẽ phản ánh nhiệt độ trung tâm cơ thể đáng tin cậy nhất. Nhiệt độ đo ở nách được coi là nhiệt độ gián tiếp nên phải cộng thêm khoảng 0,4-0,5 độ C để dự đoán nhiệt độ trung tâm cơ thể ( tuy nhiên cách đo nhiệt độ ở nách không hẳn đáng tin cậy trong mọi trường hợp. Ví dụ trẻ béo thì lớp mỡ dưới da sẽ khiến nhiện độ ngoại biên xa hơn so với nhiệt độ trung tâm cơ thể). Đo nhiệt độ lưỡi không được khuyến cáo bởi nó bị tác động bởi nhiều yếu tố: trước đó trẻ có hay uống đồ nóng/ lạnh hay không, nước bọt cũng có thể làm ảnh hưởng đến độ chính xác…

4, Những điều cha mẹ cần làm khi bé sốt

Điều quan trọng nhất khi bé sốt vẫn là chăm sóc bé và theo dõi sát sao các biểu hiện của bé.
_ Khuyến khích bé uống nước. Tùy vào việc bé thích uống nước gì thì cho bé uống nước đó: nước ấm, nước lạnh, nước trái cây bởi sốt làm cho bé mất nước một cách vô hình mà cha mẹ không thể biết được.



_ Nên cho bé mặc đồ thoáng mát. Tránh ủ ấm bé vào trong chăn mền hay quần áo quá nóng ( trừ phi đang mùa đông) nếu cha mẹ không muốn bé sốt cao hơn.
_ Nhiệt độ trong phòng của bé nên mát mẻ, có thế bất điều hòa ở nhiệt độ mát ( trong khoảng 20-25 độ C ) hay bật quạt hay mở cửa thoáng mát để có không khí đối lưu.

5, Có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt?

Vấn đề bé có nên uống thuốc hạ sốt hay không phụ thuộc vào một số yếu tố. Nhưng nói chung, sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể để giúp chống lại nhiễm khuẩn, giúp tăng miễn dịch của bé lên cũng như giúp tạp ra kháng thể, giúp cho bé mạnh hơn sau này. Do đó, đa số các trường hợp sốt bé sẽ không cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần dùng các biện pháp đơn giản như uống nước, nghỉ ngơi và mặc đồ thoáng mát. 
Nếu bé vẫn sinh hoạt tương đối bình thường dù hơi mệt, vẫn có thể ngủ được thì không cần uống thuốc hạ sốt. Nghĩa là bé đang ngủ mà sốt thì không cần phải đánh thức bé dậy để uống thuốc hạ sốt, cha mẹ hãy yên tâm để bé ngủ yên. Nếu bé sốt mà quấy quá không ngủ được thì cha mẹ cho bé thuốc hạ sốt để bé dễ chịu hơn và ngủ được.

6, Khi nào thì cần cho bé uống thuốc hạ sốt?

Có một số tình trạng của bé mà cha mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt bao gồm:
_ Bé rất quấy khi sốt;
_ Bé bị một số bệnh lý về tim, phổi, não hay bệnh lý về thần kinh mà có thể bị ảnh hưởng do sốt. Ví dụ như bé bị suy tim bẩm sinh. Khi sốt thì tim phải làm việc nhiều, đó là điều bất lợi cho bé. Nên với tình trạng này thì nên cho bé uống thuốc. 



Cha mẹ cũng nên biết rằng, việc cho bé uống thuốc hạ sốt chỉ nhằm mục đích làm hạ nhiệt độ khoảng 1-2 độ C để bé bớt khó chịu, chứ không phải để hạ nhiệt độ thành thân nhiệt bình thường. Và lau mát sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt có thể giúp làm nhiệt độ hạ nhanh hơn thôi.
 

7, Các loại thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau, thậm chí bao gồm cả hàng xách tay theo tiểu ngạch không thông qua nhập khẩu có kiểm duyệt an toàn của Bộ Y tế. Do đó, để đảm bảo an toàn, cha mẹ có thể lựa chọn những loại thuốc hạ sốt sau để sử dụng cho bé, đó là:
_ Paracetamol ( hay acetaminophen): trên thị trường có nhiều tên biệt dược như Efferagan, Hapacol, Panadol, Tylenol…
_ Ibuprofen: trên thị trường có nhiều tên biệt dược như Advil, Motrin, Nurofen hay Ibrafen…
Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý không nên sử dụng thuốc hạ sốt Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.


Đặc biệt lưu ý: KHÔNG dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ.

Có một điều cha mẹ cần lưu ý là không nên sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ dưới 18 tuổi bởi loại thuốc này có thể gây ra một tình trạng bệnh lý rất nặng là hội chứng Reye (HCR). Hội chứng Reye được đặt theo tên nhà nghiên cứu bệnh học Douglas Reye ( người Australia), ông là người đầu tiên mô tả về căn bệnh này từ năm 1963 ở một bệnh viện tại Sydney. HCR gồm hai nhóm triệu chứng: hội chứng não cấp và thoái hóa mỡ ở các phủ tạng ( não, thận, tim, nhất là gan). Và tình trạng bện này rất nặng có tỷ lệ tử vong cao.
Và theo thống kê đối với những trẻ bị cho sử dụng aspirin để hạ sốt thì tỷ lệ tử vong là 50%, 50% trẻ được cứu sống cũng bị tổn thương nặng nề ở não. Do đó, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề này để bảo vệ bé khỏi những nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.

8, Khi nào thì cần đưa bé đi khám khi bị sốt?

Việc đưa bé đi khám bệnh là để bác sĩ xác định nguyên nhân gây sốt là gì. Tuy nhiên, việc  phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh hay không còn tùy thuộc vào việc bác sĩ cần hỏi bệnh sử, thăm khám kỹ lưỡng, xét nghiện và theo dõi diễn biến bệnh. Thế nên, phụ huynh cần biết cách để theo dõi bé và xem xét biểu hiện của bé để có thể “báo cáo” lại bệnh sử cho bác sĩ một cách đầy đủ nhất. Có một điều quan trọng, nhưng các bậc phụ huynh rất hay quên, là khi đi khám bệnh cho bé nên mang theo SỔ CHÍCH NGỪA ( còn gọi là sổ tiêm chủng, phiếu tiêm chủng) để bác sĩ có thể tham khảo để giúp chẩn đoán nguyên nhân gây sốt ( đối với các bệnh lý nghiêm trọng gây sốt như nhiễm khuẩn do vi khuẩn Hib hay phế cầu, việc chích ngừa đầy đủ sẽ giúp bé ngừa được bệnh do các tác nhân đó).



Nếu bé vẫn chơi đùa và linh hoạt ( có thể kém ngày thường một chút), vẫn có thể uống nước/ sữa, vẫn có thể ăn được, thì cha mẹ có thể theo dõi ở nhà vài ngày mà không cần đưa bé đi khám. Tuy nhiên, cha mẹ nên theo dõi kỹ diễn tiến của bệnh để đưa bé đi tái khám kịp thời.
Đối với những trường hợp dưới đây, cha mẹ cần phải đưa bé đi khám ngay khi sốt:
_ Tất cả các bé dưới 3 tháng tuổi có tình trạng sốt, bấy kể bé đó có như thế nào ( có tươi tỉnh hay lừ dừ) thì đều phải được đưa đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân đó là gì. Điều này cực kỳ quan trọng bởi ở độ tuổi này, có nhiều bé bị những bệnh nặng mà cơ thể chỉ có biểu hiện là sốt, nên nhóm trẻ nhỏ này cần được đi khám sớm và có thể phải làm một sốt xét nghiệm chẩn đoán.
_ Bé sốt mà rất lừ đừ, rất quấy, không uống nước được.
_ Bé sốt mà thở mệt, thở nhanh, đau tai.
_ Bé sốt kèm theo co giật thì nên đưa bé đi khám bệnh càng nhanh càng tốt để xác định nguyên nhân gây ra sốt và co giật đó. Ví dụ: một số trường hợp bé sốt bị co giật mà nguyên nhân đó là gây viêm màng não thì cần được điều trị kịp thời càng nhanh càng tốt.
_ Bé sốt có những bệnh nền như bị tim, ung thư hoặc đang điều trị những thuốc chống ung thư thì cũng nên đi khám càng sớm càng tốt.
_ Đối với những bé từ 3 tháng- 4 tuổi mà sốt kéo dài hơn 3 ngày ( dù tổng trạng vẫn bình thường) thì cũng nên đi khám.
_ Hoặc nếu cha mẹ bé thấy lo lắng quá thì cũng có thể cho bé tái khám.

Sốt là triệu chứng khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn, vì vậy việc chăm sóc tốt khi trẻ có dấu hiệu của sốt rất quan trọng. Việc tiếp theo bậc phụ huynh cần làm đó là tìm ra nguyên nhân gây sốt thì bác sĩ sẽ kê cho trẻ một phác đồ điều trị riêng để bé nhanh chóng khỏi bệnh.

( Nguồn tham khảo: Để con được ốm - Bác sĩ Trí Đoàn- Uyên Bùi)


Tin liên quan

Click to call