× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Hiểu đúng về khóc dạ đề (Colic) ở trẻ sơ sinh

Hiểu đúng về khóc dạ đề (Colic) ở trẻ sơ sinh
Khóc dạ đề, theo dân gian vẫn gọi, là tiếng khóc đêm. Nhưng không phải tiếng khóc đêm nào cũng là tiếng khóc dạ đề. Khóc dạ đề là khóc lành tính. Nhưng để xác định một tiếng khóc có chắc là lành tính để quy về dạ đề hay không thì lại khó khăn.
Một ngày đẹp trời, bạn nhắn tin hỏi mình, sao con tao quấy quá, khóc đêm nhiều, dỗ mãi không nín, dạo này áp lực, không làm được việc. Cũng nhiều người hỏi mình về vấn đề khóc đêm của tụi nhỏ. Bản thân mình cũng từng nghe được rất nhiều tiếng khóc đêm – của con nhà người ta. Tất nhiên, mỗi tiếng khóc mang một ý nghĩa khác nhau, có tiếng khóc hờn, có tiếng khóc quấy, có tiếng khóc bệnh. Nhưng khi bạn làm cha làm mẹ, dù là tiếng khóc nào, cũng đều là tiếng khóc sốt ruột.

Khóc dạ đề, theo dân gian vẫn gọi, là tiếng khóc đêm. Nhưng không phải tiếng khóc đêm nào cũng là tiếng khóc dạ đề.
Khóc dạ đề là khóc lành tính. Nhưng để xác định một tiếng khóc có chắc là lành tính để quy về dạ đề hay không thì lại khó khăn.
Ngày trước, mình lập web, cũng từng viết một bài về khóc dạ đề, khá đầy đủ nhưng dài và với cha mẹ cũng chưa phù hợp. Giờ, mình tóm tắt lại cho dễ đọc và dễ hiểu hơn.
 

Thế nào là khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

1. KHÓC DẠ ĐỀ LÀ GÌ?

Khóc dạ đề được thống nhất định nghĩa theo Rome IV:

+ Biểu hiện bắt đầu và chấm dứt ở trẻ dưới 5 tháng.
+ Các cơn khóc, kích thích kéo dài mà không tìm ra nguyên nhân, không dỗ nín được.
+ Không suy dinh dưỡng, không sốt và không có bệnh lý nào khác.

Như vậy, không phải tiếng khóc đêm nào cũng là tiếng khóc dạ đề. Phải có đủ tiêu chuẩn mới quy về khóc dạ đề được. Nhìn vào định nghĩa thì khóc dạ đề là lành tính.
Nên những bậc cha mẹ, thấy con khóc nằng nặc về đêm, áp vào thấy giống tiêu chuẩn kia thì có thể tạm thời yên tâm. Chỉ tạm thời thôi vì để xác định trẻ không có bệnh lý nào thì bạn không có khả năng làm được.

2. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân thì chưa rõ ràng. Có thể:

- Dị ứng đạm sữa bò
- Đầy hơi
- Trào ngược dạ dày thực quản.

Gần đầy, người ta nghiên cứu theo hướng rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Người ta thấy rằng ở những trẻ khóc dạ đề có thiếu hụt một số chủng vi khuẩn đường ruột so với các trẻ khác. Và người ta phát triển các nhóm vi khuẩn đó thành sản phẩm bán trên thị trường để dành cho những đứa trẻ có nguy cơ khóc dạ đề. Những men vi sinh đó thì rất dễ mua, giá thành cũng không phải đắt, nhưng không phải ai cũng biết vì men vi sinh trên thị trường đang quá đa dạng.

3. ĐIỀU TRỊ

Không có điều trị đặc hiệu.
Có thể bổ sung men vi sinh có chứa vi khuẩn Lactobacillus Reuteri DSM 17938 (BioGaia) cho những trẻ có nguy cơ khóc dạ đề từ sớm. 
BioGaia Protectis có tác dụng với 95% trẻ bị khóc dạ đề - Colic, kết quả nghiên cứu cho thấy các bé giảm 75% thời gian quấy khóc sau 2 tuần sử dụng và giảm 90% sau 4 tuần, ngoài ra còn cải thiện được chất lượng cuộc sống gia đình.

Các phân tích tổng hợp đã được tiến hành đều có chung kết luận rằng L. reuteri Protectis (BioGaia) là Probiotic duy nhất có hiệu quả đối với chứng đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh (khóc dạ đề - colic).
 

BioGaia phòng, giảm khóc dạ đề ngay khi bé sinh ra

Mình vẫn thường trả lời về vấn đề khóc đêm ở trẻ rằng, nếu bố mẹ nghe thấy tiếng khóc đó theo kiểu nó quấy thôi, tự nhiên nó khóc thế mà không có dấu hiệu gì trước đó, thì thường là do nó khó chịu. Thử xem nó có đói không, bỉm có ướt không, có chướng bụng không. Nếu đói thì cho bú, bỉm ướt thì thay, chướng bụng thì xoa bụng. Tất nhiên, đó chỉ là xử lý khi mình tìm được nguyên nhân là như vậy.

Nhưng với khóc dạ đề, mình tìm mãi cũng không ra nguyên nhân và đứa trẻ cứ khóc đến sốt ruột như vậy. Bạn thử bế đứa trẻ ra một nơi khác xem. Nếu đang trong phòng thì bế ra ngoài, đang tầng 2 thì bế xuống tầng 1…
Có một thực tế mà mình không tin vì không lý giải được, nhưng lại diễn ra. Đó là đốt vía. Có nhiều gia đình kể lại rằng khi thấy cháu khóc như vậy, nghĩ rằng có hồn một ai đó ám vào, bèn đi đốt vía và cháu không khóc nữa. Có hiệu quả. Tất nhiên có hiệu quả thật hay đơn giản chỉ là trùng hợp thì mình không biết, không lý giải được, nhưng nó thực tế diễn ra thế và cũng không ảnh hưởng xấu gì. 

Có mấy trường hợp mà đứa trẻ khóc đêm cần cảnh giác và cho đi khám:
- Trẻ sốt trên 38oC và khóc liên tục nhiều hơn 2 giờ.
- Khóc kèm bú kém.
- Tiêu chảy, tiêu nhầy máu.
- Nôn kéo dài.
- Mệt mỏi, không tỉnh táo như bình thường.
- Khi bạn không chắc chắn rằng đó là khóc dạ đề và bạn cảm thấy không yên tâm về trẻ.

Nguồn tham khảo Bác Sĩ Phí văn Công:
(https://www.facebook.com/CongDocteur/posts/491828348373145)

XEM THÊM:
Giải pháp cho khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Các mẹo dân gian chữa khóc dạ đề khóc đêm ở trẻ sơ sinh
Trẻ khóc dạ đề và những điều mẹ nên biết


Tin liên quan

Click to call