× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Trẻ khóc dạ đề và những điều mẹ nên biết

Trẻ khóc dạ đề và những điều mẹ nên biết
Nếu đang chuẩn bị làm mẹ, bạn nên trang bị cho mình một vài kiến thức về chứng khóc dạ đề của trẻ vì phần lớn bà mẹ nào cũng sẽ phải trải qua giai đoạn này từ 1 đến 6 tháng sau sinh. Những thông tin dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn.

VẬY TRẺ KHÓC DẠ ĐỀ LÀ GÌ?

Khóc dạ đề ở trẻ hay còn gọi là khóc dã tràng theo kinh nghiệm từ dân gian. Khóc dạ đề dùng để chỉ việc những em bé tự nhiên khóc rất dữ vào một thời điểm cố định trong ngày, trẻ khóc liên tục như vậy trong nhiều ngày. Khi trẻ khóc dạ đề, cha mẹ của trẻ cũng không thể dỗ nín. Theo dân gian, em bé một khi đã khóc dã tràng thì sẽ khóc cho đến ngày thứ 100 mới thôi.
 
Trẻ khóc dạ đề và những điều mẹ nên biết
Trẻ khóc dạ đề không phải là bệnh lý
 
Khóc dạ đề không phải là một bệnh lý hay chẩn đoán mà bác sĩ đưa ra. Gia đình có thể nhận biết trẻ khóc dạ đề khi có các biểu hiện như: Bé sẽ khóc vào khoảng chiều tối khi ở độ tuổi từ 3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi, bé thường khóc liên tục trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, và diễn ra đều đặn ít nhất 3 lần/1 tuần (nhưng thường là đêm nào cũng khóc) và kéo dài trong khoảng từi 3 tuần trở lên, ngày nào cũng khóc vào đúng giờ đó. Tiếng bé khóc rất lớn, nghe như tiếng hét, nếu khóc dữ quá, mặt bé sẽ đỏ ửng lên. Ngoài ra, một số bé sẽ có biểu hiện xì hơi hoặc ợ trớ…

TRẺ KHÓC DẠ ĐỀ NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Theo các chuyên gia, hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh không phải do di truyền, cũng không phải do sự bất thường trong quá trình mang thai hoặc phát triển của bé mà có thể do một vài nguyên nhân sau:

Do tiếp nhận kích thích quá mức: Trẻ sơ sinh thường có cơ chế bảo vệ, điều này giúp bé tự cân bằng việc tiếp nhận âm thanh hoặc ánh sáng từ bên ngoài không quá nhiều. Nhưng sau khoảng 1 tháng chào đời, khi các giác quan của bé dần hoàn thiện thì việc tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài sẽ bị quá tải. Chính vì vậy, bé sẽ khóc và khóc và khóc mãi… để giải tỏa những căng thẳng do kích thích từ môi trường cho đến khi bé có thể thích nghi và quen dần với những gì mà giác quan của mình đem lại.

Do hiện tượng trào ngược: Chứng trào ngược dạ dày, thực quản, xảy ra ở em bé khi cơ thắt tại thực quản chưa hoạt động hiệu quả. Hiện tượng này thường gặp ở một số bé hay ợ trớ, kém ăn và thường cáu gắt, khó chịu trong khi đang ăn hoặc sau khi ăn. Chính vì vậy, đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến bé khóc dạ đề.

Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa thường gặp nhiều khó khăn khi tiêu hóa các loại thức ăn dù là sữa mẹ. Thức ăn khi đi qua đường ruột mà không được tiêu hóa hoàn toàn sẽ sinh ra nhiều khí. Do đó, bé sẽ khóc mỗi lần xì hơi hoặc đau bụng.

Do dị ứng thức ăn: Hệ tiêu hóa của bé rất nhạy cảm, vì vậy, bé có thể có các biểu hiện phản ứng lại với protein trong sữa mẹ hoặc có trong sữa công thức. Ngoài ra, một số bé bú mẹ còn có thể dị ứng với một số chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn của mẹ. Nguyên nhân gây khó chịu cho trẻ cũng có thể do cơ thể trẻ không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa.

Do mẹ hút thuốc lá: Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy người mẹ hút thuốc lá có con khóc dạ đề nhiều hơn các mẹ không hút thuốc. Bên cạnh đó, người mẹ ngửi phải khói thuốc cũng làm tăng khả năng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.

VẬY LÀM SAO ĐỂ BÉ HẾT KHÓC DẠ ĐỀ?

Việc trẻ khóc dạ đề không phải là một bệnh lý, tuy nhiên, các bà mẹ cũng có thể tham khảo một vài cách giúp ngăn ngừa hoặc giúp dỗ nín trẻ. Nếu có thể, các bà mẹ nên đến gặp các bác sĩ hoặc các chuyên gia để được nghe tư vấn.

Các mẹ có thể tham khảo vài cách sau:

1. Theo dõi chế độ ăn uống của trẻ

Một số thực phẩm thường gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của bé như: rau họ cải (bắp cải, súp lơ), sô-cô-la, hoặc các thực phẩm gây dị ứng như: sữa, đậu nành, lúa mạch, trứng, đậu phộng, cá… Nếu trong khẩu phần ăn của mẹ có những loại thực phẩm trên mà bé khóc nhiều thì có thể bé bị dị ứng hoặc không quen với loại thức ăn đó. Các mẹ có thể bổ sung chất dinh dưỡng khi nuôi bé bằng các thực phẩm có chất dinh dưỡng tương tự.

2. Đối với những bé sử dụng sữa công thức

Nếu bé sử dụng sữa công thức mà khóc nhiều hơn cũng có thể do bé bị dị ứng với các thành phần có trong sữa như: protein… Các mẹ có thể đổi sữa khác cho bé hoặc chỉ cho bé bú sữa mẹ.

3. Cân nhắc sử dụng men vi sinh

Men vi sinh sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, bé sẽ thấy dễ chịu hơn và bớt khóc. Chính vì vậy hiện nay có một số loại sữa đã được bổ sung men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ.
 
Trẻ khóc dạ đề và những điều mẹ nên biết - 2
BioGaia Protectis - 100% trẻ giảm ít nhất 55% thời gian quấy khóc dạ đề 
 

4. Sử dụng thảo dược

Theo một số kinh nghiệm dân gian, có thể sử dụng thảo dược để chữa khóc dạ đề cho bé. Tuy nhiên không phải bất cứ loại thảo dược nào cũng là an toàn với bé. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp này các mẹ cần cẩn thận và tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

5. Massage cho bé

Các mẹ không cần phải lo lắng vì không biết massage cho bé như thế nào. Rất đơn giản, mẹ chỉ cần đặt bé nằm trên bụng mình, nhẹ nhàng dùng tay massage lưng cho bé, rồi đến tay, chân, bụng.

6. Tăng vận động cho bé

Vận động nhiều hơn sẽ giúp trẻ giải tỏa được căng thẳng. Vì vậy, mẹ có thể tìm hiểu một số bài tập nhẹ nhàng để cùng vận động và cùng chơi với bé.

7. Ủ ấm cho bé

Đây là biện pháp phù hợp khi thời tiết lạnh vì thân nhiệt của trẻ rất dễ bị hạ xuống nếu không được ủ ấm. Khi ủ ấm, bé sẽ vừa giữ được thân nhiệt tốt vừa giúp cho bé có cảm giác an toàn.

8. Tạo âm thanh êm dịu

Những âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, lặp đi lặp lại cũng giúp trẻ trấn an và bớt cáu kỉnh. Vì vậy, các mẹ có thể hát ru cho trẻ hoặc sử dụng các âm thanh từ thiên nhiên… qua đây các mẹ cũng có thể tìm hiểu xem trẻ thấy dễ chịu và thoải mái khi nghe những âm thanh nào.

9. Tạo không khí thư thái, dễ chịu

Nên tạo cho bé một không gian thật thoải mái, dễ chịu bằng cách tắt bớt đèn và giảm tiếng ồn… Như vậy bé sẽ không bị kích thích gây ra cáu kỉnh.

10. Không để bé phải tiếp xúc với khói thuốc lá

Khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, trẻ dễ cáu gắt và khóc dai dẳng hơn.

Hi vọng, những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức chăm sóc và cải thiện tình trạng khóc dạ đề ở trẻ.


Tin liên quan

Click to call