× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Trong suốt quá trình chăm sóc con nhỏ, đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 0-1 tuổi ba mẹ gặp không ít những khó khăn - Một trong số đó là hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng khá phổ biến và được xem như là một biểu hiện sinh lý thuộc quá trình phát triển của trẻ, không phải là một bệnh lý. Tuy nhiên, nôn trớ kéo dài cũng gây ít lo lắng, căng thẳng cho rất nhiều ba mẹ, đặc biệt là những ba mẹ mới sinh bé lần đầu. Vì vậy, bài viết dưới đây BioGaia sẽ giúp giải đáp tất cả thắc mắc về hiện tượng này, giúp ba mẹ có thêm kiến thức chăm sóc cho bé yêu nhà mình.
 
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả - 1
Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ là do hệ vi sinh chưa phát triển ổn định

NÔN TRỚ LÀ GÌ? VÌ SAO TRẺ SƠ SINH HAY BỊ NÔN TRỚ?

Nôn trớ là việc thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại họng hoặc miệng, đôi khi bị tống ra khỏi miệng.
Hiện tượng này thường gặp nhiều ở trẻ từ 0-12 tháng tuổi và sẽ hết dần khi trẻ 1 tuổi trở đi (đây còn được gọi là hiện tượng nôn trớ sinh lý).
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày ở tư thế nằm ngang mà trong khi đó chế độ ăn hoàn toàn là sữa ở dạng lỏng.  
 
Ngoài ra, cũng do một số nguyên nhân khác như: 
 
- Cho bé đi ô tô cũng dẫn đến việc hệ tiêu hóa bị rối loạn. 
- Mẹ cho trẻ bú quá no, ăn quá nhiều.
- Mẹ cho bé bú sai tư thế hoặc sử dụng bình chưa đúng cách khiến cho trẻ phải nuốt quá nhiều không khí vào trong dạ dày gây ra hiện tượng nôn trớ.
- Với những trẻ ăn dặm có thể mẹ cho bé ăn những ăn mới hoặc ăn quá nhiều loại thức ăn cùng một lúc.
- Cho bé nằm ngay sau khi bé vừa ăn no.
- Mẹ cho bé mặc quần áo, quấn tã hoặc băng rốn quá chật.
- Bé bị ho kéo dài hoặc quấy khóc quá mức.
 
Đây chỉ là một số thông tin mang tính chất tham khảo, ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến những thay đổi bất thường của trẻ. Bởi trẻ bị nôn trớ quá mức cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.
 
Vì vậy, đừng vội rời đi ba mẹ nhé! Tiếp tục theo dõi phần thông tin dưới đây để biết cách phân biệt bé nhà mình đang bị nôn trớ sinh lý hay bệnh lý.
 
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả - 2
Cho bé bú sai cách có thể gây ra hiện tượng nôn trớ
 
Khi nào nôn trớ ở trẻ sơ sinh được xem là bình thường? 

Một trẻ sơ sinh khỏe mạnh từ 3 tuần đến 12 tháng tuổi được xem là mắc chứng nôn trớ khi:
 
- Trào ngược >=2 lần mỗi ngày kéo dài từ 3 tuần trở lên
- Không kèm theo các triệu chứng bất thường như: buồn nôn, nôn ra máu, chậm lớn, lười ăn, khó nuốt hoặc có các tư thế bất thường.
 
Nôn trớ được chia làm 2 loại: Nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý. Tùy vào dấu hiệu của từng loại mà ba mẹ cần nắm rõ để có cách xử lý kịp thời khi bé nhà mình không may gặp phải.

1. NÔN TRỚ SINH LÝ

Có ⅔ trẻ dưới 12 tháng tuổi gặp tình trạng nôn trớ (hay còn gọi là nôn trớ sinh lý), với các biểu hiện thường xuyên:
- Nôn trớ, ọc sữa ngay trong khi bú, sau khi ăn, hay đang chơi.
- Nôn trớ 2-3 lần/ ngày hoặc thậm chí nhiều hơn từ 7-9 lần/ ngày.
 
( Ngoài ra, bé vẫn duy trì việc ăn uống, ngủ, chơi và lên cân bình thường)
Với trường hợp này thì ba mẹ không cần quá lo lắng hay vội vàng cho trẻ dùng các loại thuốc chống nôn trớ ngay. Thay vào đó hãy tham khảo cách chăm sóc trẻ nôn trớ từ các bác sĩ và chuyên gia. Hạn chế cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nguy hiểm hơn còn làm tăng nguy cơ gãy xương cao hơn bình thường, đặc biệt là bé dưới 6 tháng tuổi. (Cảnh báo của Trung tâm y tế Quân đội quốc gia Mỹ).
 
Mặc dù là hiện tượng bình thường nhưng nếu ba mẹ đã áp dụng một số phương pháp để cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà vẫn không có hiệu quả thì hãy đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Bởi nếu để lâu không những làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn sức khỏe của trẻ.

2. NÔN TRỚ BỆNH LÝ

Những nguyên nhân phổ biến của nôn trớ bệnh lý ở trẻ có liên quan đến bệnh viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày - thực quản... kèm theo các biểu hiện như: chậm tăng cân, lười ăn, bỏ bú, nôn ra máu, quấy khóc liên tục...

Việc bé bị nôn trớ liên tục đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, đôi khi nó có thể là một dấu hiệu của một vấn đề gì đó nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não.
Với những trường hợp này, ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

BA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN NÔN TRỚ Ở TRẺ

1. CÁCH XỬ LÝ

- Khi phát hiện trẻ bị nôn trớ, ọc sữa ra ngoài ba mẹ đừng quá hoảng loạn, hãy nhanh chóng lấy khăn mềm sạch lau miệng và quấn vào cổ bé phòng trường hợp bé vẫn tiếp tục trớ.  Sau đó, lật bé nghiêng sang một bên, khum bàn tay vỗ nhẹ lưng cho trẻ theo hướng từ trên xuống dưới.
- Không được bế xốc trẻ lên khi thấy bé bị nôn trớ.
- Đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu sao cho thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Mẹ nên cho bé nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi.
- Không nên cho trẻ ăn hoặc bú sau khi bé mới nôn trớ.
 
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả - 3
Mẹ vỗ ợ hơi cho bé ngay sau khi bú để cải thiện tình trạng nôn trớ 

2. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ

Nôn trớ sinh lý thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, vì vậy chúng ta nên chia làm 2 giai đoạn: Từ 0-6 tháng tuổi và 6-12 tháng tuổi.
 
+ Giai đoạn 0-6 tháng tuổi:
 
Giai đoạn này, bé hoàn toàn bú bằng sữa mẹ, vì vậy mẹ nên cho bé bú từ từ không để bú quá no và chỉ cho bé nằm sau khi bú mẹ được khoảng 15p trở đi. 
 
Tư thế cho bé bú: Mẹ cần bế đầu và người bé nằm trên một đường thẳng, mặt quay vào vú, mũi của trẻ đối diện với núm vú. Mẹ ôm sát con vào người và dùng tay đỡ mông. Sau đó, chạm vú vào môi trên của trẻ, đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.
 
Nên cho trẻ bú bên trái trước sau đó chuyển sang bên phải. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày.
Sau khi cho trẻ bú xong, cần bế đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng để  trẻ có thể ợ hơi được. Mục đích của việc này giúp làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày - một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
 
+ Giai đoạn 6-12 tháng tuổi:
 
Ngoài sử dụng sữa mẹ ra bé còn được bổ sung thêm sữa công thức và tập làm quen với ăn dặm.
Khi sử dụng sữa công thức thì bình ti là dụng cụ không thể thiếu. Mẹ cũng cần đặc biệt chú ý khi cho trẻ bú bình: Nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.
 
Khi trẻ mới tập ăn dặm, mẹ không nên ép con ăn nhiều. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé để vừa đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết mà không bị quá no.
 
Đặc biệt, mẹ cần lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, ít chất xơ như lòng đỏ trứng gà, rau mùng tơi, giá đỗ, rau chân vịt, khoai lang… và tập cho bé ăn hoa quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tốt cho bé. 

BIOGAIA GIẢM 80% NÔN TRỚ SINH LÝ AN TOÀN CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI SAU 4 TUẦN SỬ DỤNG

BioGaia là Probiotics (hay còn gọi là men vi sinh) - Một sản phẩm duy nhất trên Thế Giới có nguồn gốc từ sữa mẹ, đạt đủ các tiêu chí là một Probiotic “tốt” theo định nghĩa của WHO. Sản phẩm được nhập khẩu tại Thụy Điển và đã có 152 nghiên cứu lâm sàng, chứng minh được Hiệu Quà và An Toàn.
 
BioGaia có thành phần 100% từ tự nhiên:
- 100 triệu tế bào lợi khuẩn sống Lactobacillus reuteri DSM 17938. 
- Tinh dầu hướng dương.
- Tinh dầu lõi cọ chuỗi trung bình.
 
Men vi sinh BioGaia giảm 80% nôn trớ sinh lý sau 4 tuần
 
L. reuteri Protectis được chứng minh là có khả năng làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày do đó làm giảm nôn trớ ở cả trẻ sơ sinh và sinh non. Sản phẩm giúp giảm 80% nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh sau 4 tuần. Quan trọng hơn BioGaia giúp trẻ tự xây dựng một hệ vi sinh khỏe mạnh, dự phòng được các trường hợp nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh do bé được tăng sức đề kháng.
 
Men vi sinh BioGaia được chứng minh an toàn tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng quá liều khuyến cáo hay sử dụng lâu dài. Đặc biệt, sản phẩm còn được công nhận mức an toàn cao nhất - GRAS từ tổ chức FDA Hoa Kỳ.
 
Cách dùng:
 
- Cho bé dùng tối thiểu 5 giọt/ngày. Để đảm bảo cho bé dùng đủ liều lượng mẹ nên nhỏ ra thìa, có thể cho bé dùng hết 5 giọt/lần hoặc chia nhỏ ra đều được.
- Mẹ có thể pha với thức uống cho trẻ, tuy nhiên cần đảm bảo không nóng quá 40 độ C.
*Theo chứng nhận của FDA thì không có phát hiện tác dụng phụ kể cả khi sử dụng 500 giọt/ngày.
 
BioGaia được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Công Nghệ BiovaGen Việt Nam và đã có mặt 30 năm trên thị trường Thế Giới. Sản phẩm có mặt tại Việt Nam vào tháng 8/2015.
 
BioGaia chính hãng tại thị trường Việt Nam là sản phẩm lọ thủy tinh có logo BiovaGen và tem chống hàng giả. Ba mẹ chú ý để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Men vi sinh BioGaia hiện đang được phân phối tại một số hệ thống bệnh viện lớn trên toàn quốc như: Vinmec, Từ Dũ, Việt Pháp, bệnh viện Sản - Nhi TW/HN..., hệ thống cửa hàng mẹ và bé: Bibomart, shoptretho, KidsPlaza, Tuticare, Gia Phú Baby..., nhà thuốc Pharmacity, Long Châu...

>>Tìm điểm bán BioGaia chính hãng trên toàn quốc TẠI ĐÂY

Để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, các ba mẹ nên mua tại các điểm phân phối chính hãng hoặc đặt online qua hệ thống website, fanpage, hotline của công ty.

- Website: https://biogaia.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/biogaiavn/
- Hotline: 0246.2600.292 - 0243.684.9999 

(BioGaia làm việc giờ hành chính từ T2 - T6 hàng tuần. Vào các ngày nghỉ chúng tôi sẽ trả lời vào thứ 2, mong quý khách hàng thông cảm nếu chưa nhận được hỗ trợ trong thời gian này.)

Xem thêm kinh nghiệm sử dụng BioGaia cải thiện tình trạng nôn trớ cho bé Peanut của mẹ Mỹ Thuận:
 

Kinh nghiệm sử dụng BioGaia giảm nôn trớ của mẹ Mỹ Thuận
 
Hi vọng, những thông tin về hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà BioGaia đã tổng hợp được sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để giúp bé yêu có một khởi đầu khỏe mạnh ba mẹ nhé!


Tin liên quan

Click to call