× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

Lợi bất cập hại khi sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ

Lợi bất cập hại khi sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ
Sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ có thể tiềm ẩn rất nhiều bất lợi cho sức khỏe như: gây ngộ độc, tăng nguy cơ rạn nứt xương… Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhỏ, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
Sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ là phương pháp giúp bé cải thiện tình trạng nôn trớ nhanh nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ sẽ không thể ngờ rằng sử dụng thuốc chống nôn trớ sẽ đem lại những hậu quả khôn lường cho sức khỏe của trẻ. 

TRẺ BỊ NÔN TRỚ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Lợi bất cập hại khi sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ - 1
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể là biểu hiện của sinh lý
 
Theo một số tài liệu thống kê, có tới 65% trẻ dưới 12 tháng tuổi bị nôn trớ, tình trạng này sẽ giảm dần khi bé được 1 tuổi trở đi. Đây được gọi là hiện tượng nôn trớ sinh lý và thường không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe.
 
Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan vì có một số trường hợp trẻ bị nôn trớ bệnh lý với một số dấu hiệu đi kèm như: lười ăn, chậm tăng cân, sốt, nôn ra máu, nôn trớ thành dòng, khó nuốt...
 
Nôn trớ sinh lý thường sẽ giảm dần khi bé được 1 tuổi trở đi. Tuy nhiên, ba mẹ cũng có thể cải thiện tình trạng này cho bé bằng một số phương pháp khác nhau như: Vỗ ợ hơi, cho bé bú đúng cách, điều chỉnh lại tư thế nằm, chia nhỏ khẩu phần ăn, dùng men vi sinh...
 
Ba mẹ cần lưu ý một điều, không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả 100%. Sự thành công của các phương pháp trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng nôn trớ của trẻ, kỹ thuật thực hiện của mỗi ba mẹ.
 
Nôn trớ bệnh lý là một trong những biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm nào đó như: nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn/virus, tắc ruột, lồng ruột, viêm dạ dày... Vì vậy, ba mẹ cần chú ý theo dõi những biểu hiện khác kèm theo khi bé nôn trớ. Nếu có các biểu hiện sau ba mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc chống nôn trớ ở trẻ để điều trị tại nhà.
 
- Nôn trớ kèm theo máu: Nếu tình trạng nôn kéo dài và lượng máu trong dịch nôn ngày càng nhiều thì rất có thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn dạ dày, viêm dạ dày do virus.
- Nôn trớ kèm dịch vàng, dịch xanh: Với trường hợp này có thể do bé bị dị tật bẩm sinh về đường tiêu hóa, xoắn ruột, tắc ruột… Ba mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để có phương pháp điều trị kịp thời vì rất nguy hiểm.
- Nôn trớ kèm phát ban: Trẻ nôn kèm theo các nốt ban đỏ nổi xung quanh miệng, cổ, tay… Trường hợp này có thể do dị ứng thức ăn, sữa. Nếu kèm theo các dấu hiệu khó thở, sưng miệng là trẻ đã bị dị ứng nặng cần cấp cứu kịp thời.
- Nôn trớ liên tục sau ăn: Có thể do trẻ bị hẹp môn vị  khiến thức ăn không chuyển được đến ruột gây nôn trớ. Chỉ cần một tiểu phẫu nhỏ là trẻ lại trở lại bình thường.
- Nôn trớ kèm sốt và tiêu chảy: Biểu hiện bé bị viêm ruột, viêm dạ dày…
 

NHỮNG NGUY HẠI KHÔN LƯỜNG KHI SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG NÔN TRỚ Ở TRẺ

Lợi bất cập hại khi sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ - 2
Sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ tiềm ẩn nhiều nguy hại khôn lường

1. TĂNG CƯỜNG NGUY CƠ RẠN XƯƠNG Ở TRẺ

Vài năm gần đây, việc sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ bằng các thuốc ức chế tiết acid như: thuốc ức chế bơm proton (PPI), nhóm kháng histamin H2. Nhưng, một số nghiên cứu gần đây cho thấy những thuốc này không làm giảm triệu chứng nôn trớ mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, khi sử dụng các loại thuốc chống tiết acid dạ dày cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ có nguy cơ cao bị rạn xương khi trẻ lớn lên.
 
Các nhà khoa học đã đưa ra lời giải thích cho nguyên nhân này là: Do ức chế tiết acid, PPI và các thuốc kháng acid khác làm giảm sự hấp thu calcium. Khi cơ thể có sự thiếu hụt calcium, hormon tuyến cận giáp tăng tiết để tái lập cân bằng dẫn đến cường tuyến cận giáp. Cường tuyến cận giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương, xương dễ bị rạn, nứt, gãy.
 
Lợi bất cập hại khi sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ - 3
Sử dụng thuốc chống nôn trớ làm tăng nguy cơ rạn nứt xương ở trẻ 

2. GÂY NGỘ ĐỘC

Trong những năm gần đây cho thấy, tình trạng ngộ độc thuốc chống nôn rất phổ biến, đứng đầu là thuốc chống nôn ở trẻ (Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1).
 
Ngộ độc thuốc chống nôn xảy ra tập trung ở trẻ dưới 1 tuổi (57%), trẻ dưới 6 tháng (47%). Tỉ lệ bé gái ngộ độc thuốc chống nôn nhiều hơn bé trai. Thuốc Metochlopramid với nhiều tên thương mại khác nhau là loại thuốc phổ biến nhất gây ngộ độc ở trẻ em, một số ít trường hợp do thuốc Domperidon (Motilium).
 
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do người nhà tự ý mua và cho trẻ uống thuốc chống nôn trớ mà không có kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác ít gặp hơn là do cha mẹ cho tự ý tăng liều thuốc, tăng số lần uống nhằm mong muốn có tác dụng nhanh hơn. Liều đã dùng cho trẻ trong những trường hợp này cao gấp 10 đến 16 lần so với liều điều trị.
 
Lợi bất cập hại khi sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ - 4
Sử dụng thuốc chống nôn trớ làm tăng nguy cơ ngộ độc ở trẻ
 
Ba mẹ thấy đấy, sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ tiềm ẩn rất nhiều bất lợi cho sức khỏe như: gây ngộ độc, tăng nguy cơ rạn nứt xương… Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý không được sử dụng tùy tiện các loại thuốc mà không có kê đơn của bác sĩ. Theo dõi và đưa bé đi khám nếu có dấu hiệu bất thường nào khác.


Tin liên quan

Click to call