× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

​Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?

​Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị táo bón, nếu không có phương pháp điều trị dứt điểm, kéo dài dai dẳng sẽ kéo theo nhiều biến chứng như: Sa trực tràng, bệnh trĩ, viêm ruột, tắc ruột, tích tụ độc tố trong cơ thể...
Do hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chưa phát triển ổn định, nên vấn đề táo bón không phải là trường hợp hiếm gặp. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không? Tất cả những thắc mắc cho câu hỏi này, sẽ có trong bài viết dưới đây.

TRẺ SƠ SINH ĐI NGOÀI NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC XEM LÀ TÁO BÓN?

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi tiêu khoảng 4-5 lần/ngày hoặc nhiều hơn, phân vàng dạng hoa cà hoa cải. Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường mềm hơn so với trẻ dùng sữa công thức.

Có nhiều ý kiến cho rằng, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì không bao giờ bị táo bón. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trẻ sơ sinh bú mẹ vẫn có nguy cơ bị táo, nhưng tỉ lệ sẽ thấp hơn so với trẻ dùng sữa công thức. 

Một trong những dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh giúp ba mẹ dễ dàng nhận biết chính là dựa vào tính chất phân và tần suất đi tiêu. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, phân thường cứng, lổn nhổn, vón cục như phân dê (kích thước to nhỏ cũng tùy vào từng trường hợp) hoặc phân keo dính. Khi đi tiêu, trẻ hay quấy khóc, rặn đỏ mặt. Tần suất đi tiêu ít 1-2 lần/tuần hoặc lâu hơn.
 
​Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không - 1
Trẻ sơ sinh bị táo bón, phân cứng, vón cục rời rạc như phân dê

Lưu ý:
Ở một số trường hợp, khi thấy trẻ sơ sinh lâu đi tiêu, ba mẹ đừng vội kết luận con bị táo bón. Hãy xem xét đến tính chất phân và một số biểu hiện của bé. Nếu bé lâu đi tiêu, nhưng phân mềm sệt, xì hơi tốt, không khó chịu hay quấy khóc, vẫn ăn uống sinh hoạt và tăng cân đều... thì hoàn toàn bình thường. Đây được xem là biểu hiện của giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh (hay còn được gọi là quá trình phát triển tăng thể tích ruột hơn ở mức bình thường). Vì vậy, ba mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng trở ra, ở một số trường hợp trẻ có thể gặp sớm hơn. Giai đoạn giãn ruột sinh lý kéo dài 2-3 tháng liên tục, kể từ khi bé gặp hiện tượng này. 

TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Mặc dù táo bón không phải bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài và không có cách khắc phục kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
 
​Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không - 2
Trẻ bị táo bón kéo dài, không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng

1. Sa trực tràng
Tuy không phải là trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến nguy cơ sa trực tràng. Đây là tình trạng một phần hay toàn bộ trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của bé.

2. Nứt kẽ hậu môn
Do khối lượng phân lâu ngày không được đào thải ra ngoài, khiến cho quá trình hấp thu ngược diễn ra, phân trở nên cứng và khô hơn. Khi lượng phân này đi qua, dễ gây tổn thương niêm mạc hậu môn và nứt kẽ.
Khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn sẽ rất đau đớn, khó chịu, thậm chí là chảy máu... Chính vì thế, tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi mỗi lần đi tiêu.

3. Viêm ruột, tắc ruột
Lượng phân ứ đọng trong ruột lâu ngày không được đào thải ra ngoài, có thể gây ra hiện tượng viêm ruột, tắc ruột, nguy hiểm hơn là bục ruột. Các biểu hiện đi kèm như: chướng bụng, đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, không xì hơi được...

4. Biếng ăn
Trẻ bị táo bón thường có cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng do lượng phân không được đào thải ra ngoài nên làm cho trẻ ăn uống không ngon miệng, chán ăn, kém hấp thu, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng...

5. Tích tụ độc tố trong cơ thể
Phân tích tụ lại trong trực tràng không được đào thải ra ngoài, lâu dần chất độc sẽ tồn đọng lại và ảnh hưởng rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

PHẢI LÀM SAO KHI TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO?

Trẻ sơ sinh bị táo bón không phải là trường hợp hiếm gặp. Nếu không phải do bệnh lý thì hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp sau đây:
 
​Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không - 3
Một số phương pháp giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

1. Massage bụng 
Đây là cách được rất nhiều ba mẹ áp dụng tại nhà khi trẻ sơ sinh bị táo bón. Massage bụng sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tốt, tăng tần suất đi tiêu. Mẹ massage bụng theo chiều kim đồng hồ hoặc theo kiểu "I Love You".

Lưu ý: Không massage khi bé vừa bú xong, sẽ khiến bé dễ bị nôn trớ, thậm chí là lồng ruột.

2. Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Việc ngâm hậu môn bằng nước ấm cũng là cách giúp bé cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Bởi nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn. Ba mẹ có thể thực hiện phương pháp này 1-2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 phút.

3. Thay đổi chế độ ăn
*Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn:
Do thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ nên chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến tiêu hóa của bé. Để giúp bé cải thiện tình trạng táo bón, mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và cho bé bú nhiều hơn. Vì trong sữa mẹ có đến 70% là nước, việc cho bé bú thường xuyên sẽ cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, giảm nguy cơ bị táo bón.

*Đối với trẻ dùng sữa công thức:
Trẻ dùng sữa công thức có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với những trẻ dùng sữa mẹ hoàn toàn. Do sữa công thức có nhiều chất dinh dưỡng, quá trình hấp thu và chuyển hóa diễn ra chậm.
Vì vậy, nếu bé bị táo bón do dùng sữa công thức, mẹ nên xem lại tỉ lệ pha sữa để có điều chỉnh cho phù hợp. Hoặc tham khảo đổi cho bé dòng sữa công thức mát, có hàm lượng chất xơ cao.

>> Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để nhanh khỏi?

4. Bổ sung men vi sinh
Bên cạnh áp dụng các phương pháp trên đây, ba mẹ có thể kết hợp với dùng men vi sinh để giúp bé ổn định tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón tốt hơn. Ưu tiên lựa chọn các dòng men vi sinh có đầy đủ nghiên cứu lâm sàng, bằng chứng khoa khọc và được các tổ chức uy tín trên Thế Giới khuyên dùng. Một trong các loại men vi sinh đang được rất nhiều các ba mẹ lựa chọn chính là BioGaia.
 
​Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không - 4
BioGaia giúp cải thiện táo bón chức năng ở trẻ hiệu quả

BioGaia là probiotic có nguồn gốc từ sữa mẹ. Sản phẩm chứa một chủng lợi khuẩn L.reuteri DSM 17938 có tác dụng lên nhu động ruột, giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột còn non nớt của bé và giúp các bé đi tiêu được dễ dàng và đều đặn hơn. Kết quả nghiên cứu lâm sàng của BioGaia đã chứng minh: 100% các bé sử dụng BioGaia Protectis đã cải thiện táo bón chức năng sau 4 tuần.

Sản phẩm được FDA Hoa Kỳ chứng nhận an toàn cấp GRAS. Đây là chứng nhận cao nhất về độ an toàn, được phép sử dụng trên trẻ sơ sinh, sinh non, phụ nữ có thai hoặc cho con bú...

XEM THÊM:
BioGaia điều trị táo bón ở trẻ như thế nào?
> Cách chữa táo bón cho trẻ tại nhà hiệu quả


Trên đây là toàn bộ những giải đáp thắc mắc cho câu hỏi "trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?". Hi vọng, những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm xử lý khi trẻ bị táo bón.
Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các phương pháp mà không cải thiện, ba mẹ cần cho bé đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Tránh để táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bé.


Tin liên quan

Click to call