× https://biogaia.vn/chuong-trinh-mua-1-tang-1-me-oi-tich-diem-ngay.html
 Đang thực hiện Loading...

​Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao?

​Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao?
Trẻ bị táo bón lâu ngày, khiến cho lượng phân không thể đào thải ra ngoài gây áp lực lên trực tràng và cản trở quá trình lưu thông máu. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Táo bón là một trong những vấn đề ở đường tiêu hóa thường gặp. Theo ước tính, tỉ lệ trẻ em bị táo bón lên đến 30%. Tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ kéo theo nhiều biến chứng như: trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, trĩ, viêm ruột-tắc ruột...  Vậy phải làm sao khi trẻ em bị táo bón lâu ngày, kéo dài? Những thắc mắc sẽ có trong bài viết dưới đây.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ TÁO BÓN

Táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu phân cứng khô, thời gian đi lâu, tần suất đi tiêu giảm và căng thẳng khi mỗi lần đi... Ở một số trường hợp có thể kèm theo đó là một số biểu hiện như: đầy hơi, chướng bụng, quấy khóc, biếng ăn...
 
​Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao -1
Trẻ bị táo bón thường quấy khóc và sợ hãi khi mỗi lần đi tiêu

Theo chuẩn đoán của Quốc Tế, một trẻ ≤ 4 tuổi được chuẩn đoán táo bón nếu trong 1 tháng gặp ít nhất 2 trong số các tiêu chí sau:
- Trẻ đi tiêu ≤ 2 lần/tuần
- Ít nhất 1 lần/tuần không tự chủ được đi vệ sinh sau khi đã tiếp thu các kỹ năng đi vệ sinh.
- Tiền sử bí đại tiện quá mức
- Tiền sử đau hoặc khó đi đại tiện
- Có một lượng phân lớn trong trực tràng
- Tiền sử phân có đường kính lớn

Dựa vào các dấu hiệu trên đây, ba mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ có đang bị táo bón hay không. Tránh nhầm lẫn với hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh - (Đây là quá trình phát triển tăng thể tích của ruột hơn mức bình thường, xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 2-4 tháng tuổi, một số trường hợp có thể đến sớm hơn. Trẻ đang trong giai đoạn giãn ruột sinh lý, tần suất đi tiêu giảm 3-4 ngày, thậm chí 1 tuần mới đi 1 lần. Tuy nhiên, phân vẫn mềm hoặc sệt, trẻ ăn uống sinh hoạt bình thường, tăng cân đều, không quấy khóc, không có biểu hiện gì lạ...).

NHỮNG HẬU QUẢ KHI TRẺ BỊ TÁO BÓN LÂU NGÀY

​Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao - 2
Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ em bị táo bón lâu ngày
 
Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu trẻ bị táo bón lâu ngày, kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

1. Nứt kẽ hậu môn

Trẻ bị táo bón lâu ngày, lượng phân tích trữ trong trực tràng lâu ngày không được đào thải ra ngoài, khiến cho quá trình hấp thu ngược diễn ra, phân sẽ trở nên cứng và khô hơn. Khi lượng phân này đi qua ống hậu môn dễ gây tổn thương (nứt kẽ hậu môn). Việc nứt kẽ hậu môn sẽ gây đau đớn, chảy máu... khiến trẻ sợ khi đi vệ sinh.

2. Sa trực tràng, trĩ

Do lượng phân cứng, khô không được đào thải ra ngoài làm cho các mô của trực tràng luôn bị căng giãn và cản trở quá trình lưu thông máu. Khi bị táo bón, mỗi lần đi vệ sinh sẽ phải dùng nhiều sức rặn để tống phân ra ngoài so với bình thường. Từ đó, khiến cho các mạch máu ở hậu môn và trực tràng bị co thắt, lâu lâu ngày gây viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng, rò hậu môn, xuất hiện các búi trĩ. 

3. Viêm ruột, tắc ruột

Trẻ bị táo bón lâu ngày không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra hiện tượng viêm ruột, tắc ruột, nguy hiểm hơn còn gây bục ruột. Do lượng phân lớn không được đào thải ra ngoài, khiến cho phân càng trở nên cứng và khô hơn. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ sẽ có một số biểu hiện như: đầy hơi, chướng bụng, không xì hơi được, đau bụng từng cơn với tần suất liên tục...

4. Biếng ăn

Trẻ bị táo bón thường có cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng do lượng phân không được đào thải ra ngoài nên làm cho trẻ ăn uống không ngon miệng, chán ăn, kém hấp thu, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng...

5. Tích tụ độc tố trong cơ thể

Thức ăn sau khi đưa vào cơ thể, qua bộ máy tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng giúp hấp thu một cách dễ dàng. Những phần thức ăn còn lại không tiêu hóa được sẽ được đào thải ra ngoài (hay còn gọi là phân).
Đối với các trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày, phân sẽ tích tụ lại trong trực tràng không được đào thải ra ngoài, lâu dần sẽ làm ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể và gây tích tụ độc tố trong cơ thể.

Xem thêm:
Trẻ táo bón nên ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa
Dứt điểm với 6 cách chữa táo bón cho trẻ tại nhà

LÀM SAO ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ BỊ TÁO BÓN LÂU NGÀY?

Trẻ thường gặp táo bón ở 3 giai đoạn sau: Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, bé tập ngồi bô và khi bé bắt đầu đi học.
Đa phần các trường hợp trẻ bị táo bón (không phải do bệnh lý) đều có thể tự điều trị tại nhà. Ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau:

1. Bổ sung chất xơ

Đây là một trong những cách phổ biến giúp bé cải thiện tình trạng táo bón được nhiều ba mẹ áp dụng. Chất xơ giúp hỗ trợ tốt nhu động ruột, tăng kích thước phân và làm mềm phân. Từ đó, sẽ giúp trẻ đi tiêu dễ dàng, hạn chế tình trạng táo bón.
 
​Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao - 3
Bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây giúp cải thiện táo bón hiệu quả

Rau xanh, trái cây, ngũ cốc... là những thực phẩm cung cấp hàm lượng chất xơ cao. Mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé một số thực phẩm sau:

- Rau xanh: Mùng tơi, súp lơ, bí đỏ, khoai lang, rau dền đỏ, bắp cải, rau má...
- Trái cây: Cam, bưởi, táo, lê, mận, chuối, thanh long, đu đủ...
- Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, sữa chua...

2. Uống đủ nước

Cơ thể thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị táo bón. Phân sẽ trở nên cứng và khô hơn, quá trình đào thải ra ngoài sẽ gặp khó khăn. Vì thế, mẹ cần bổ sung đủ lượng nước trong ngày cho bé (bao gồm từ sữa, nước ép, nước rau củ luộc, nước lọc đun sôi để nguội...)

- Trẻ từ 6-12 tháng: Bổ sung khoảng 600-800ml/ngày
- Trẻ trên 1 tuổi: Bổ sung khoảng 1 lít/ngày

3. Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Việc tập cho bé ngồi bô và thói quen đi vệ sinh đúng giờ trong ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón. Nên tập cho bé ngồi khoảng ít nhất 10 phút/lần. 

4. Massage bụng hoặc khuyến khích bé vận động

Do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoạt động ổn định, nhu động ruột hoạt động kém. Vì vậy, mẹ hãy massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ hoặc tập động tác giống động tác đạp xe (đối với trẻ chưa biết đi). Khuyến khích bé tăng cường vận động (đối với trẻ đã biết đi) giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó, giúp cải thiện và hạn chế được tình trạng táo bón.
 
​Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao - 4
Massage bụng theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột 

5. Bổ sung men vi sinh

Mẹ có thể tham khảo bổ sung men vi sinh BioGaia cho bé. Đây là probiotic được chứng minh là làm tăng đáng kể tần suất đi tiêu ở trẻ sơ sinh bị táo bón chức năng.

BioGaia chứa duy nhất chủng lợi khuẩn L.reuteri DSM 17938 được phân lập từ sữa mẹ, thân thiện với đường tiêu hóa, có tác dụng lên nhu động ruột, giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột còn non nớt của bé và giúp các bé đi tiêu được dễ dàng và đều đặn hơn.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng của BioGaia đã chứng minh 100% các bé sử dụng BioGaia Protectis đã khỏi táo bón chức năng sau 4 tuần.
 
​Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao - 5
Nghiên cứu chứng minh, BioGaia giúp cải thiện 100% táo bón chức năng ở trẻ sau 4 tuần

Men vi sinh BioGaia có đầy đủ bằng chứng khoa học, nghiên cứu lâm sàng cho từng trường hợp cụ thể. Sản phẩm đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận an toàn cấp cao nhất - GRAS (Không gây tác dụng phụ, không gây phụ thuộc khi sử dụng thường xuyên liên tục, an toàn cho mọi đối tượng: trẻ sơ sinh, sinh non, phụ nữ mang thai, sau sinh...)

>> Xem thêm: BioGaia điều trị táo bón ở trẻ như thế nào?

Trên đây là tổng hợp một số phương pháp giúp cải thiện tình táo bón lâu ngày ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo. Đối với một số trường hợp, trẻ bị táo bón kém theo sốt, phân có máu, đau bụng dữ dội, bị táo bón nhiều đợt... thì nên cho bé đi khám để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.


Tin liên quan

Click to call